Công dân Việt Nam ở trong nước nhận người nước ngoài làm con nuôi cần đáp ứng điều kiện gì?
- Công dân Việt Nam ở trong nước nhận người nước ngoài làm con nuôi cần đáp ứng điều kiện gì?
- Hồ sơ của người nhận con nuôi là công dân Việt Nam ở trong nước nhận người nước ngoài làm con nuôi gồm những gì?
- Công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có được công nhận tại Việt Nam không?
Công dân Việt Nam ở trong nước nhận người nước ngoài làm con nuôi cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 29 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
Chiếu theo quy định này, công dân Việt Nam ở trong nước nhận người nước ngoài làm con nuôi cần đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi 2010 và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
- Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
+ Có tư cách đạo đức tốt.
Ngoài ra, công dân Việt Nam ở trong nước nhận người nước ngoài làm con nuôi phải không thuộc các trường hợp không được nhận nuôi con nuôi quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.
Điều kiện đối với người nhận con nuôi (hình từ Internet)
Hồ sơ của người nhận con nuôi là công dân Việt Nam ở trong nước nhận người nước ngoài làm con nuôi gồm những gì?
Căn cứ Điều 40 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi
1. Công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi phải lập hồ sơ theo quy định tại Điều 17 của Luật này gửi Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp xem xét, cấp giấy xác nhận người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp yêu cầu Sở Tư pháp nơi người đó thường trú xác minh thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày.
2. Sau khi hoàn tất các thủ tục nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi, công dân Việt Nam có trách nhiệm làm thủ tục ghi chú việc nuôi con nuôi tại Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú.
Theo đó, hồ sơ của người nhận con nuôi là công dân Việt Nam ở trong nước nhận người nước ngoài làm con nuôi được thực hiện theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010, cụ thể bao gồm:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.
Công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có được công nhận tại Việt Nam không?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
1. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi trong các trường hợp sau:
a) Việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nơi giải quyết việc nuôi con nuôi cùng là thành viên;
b) Việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo quy định pháp luật của nước ngoài, trừ trường hợp vi phạm những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Thẩm quyền, thủ tục ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Đối với trường hợp nuôi con nuôi được giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thì ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật hộ tịch, hồ sơ còn phải có văn bản chứng nhận việc nuôi con nuôi đã được thực hiện phù hợp với điều ước quốc tế của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
3. Cục Con nuôi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp danh sách các nước có quan hệ hợp tác với Việt Nam theo điều ước quốc tế về nuôi con nuôi.
Như vậy, công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài sẽ được công nhận tại Việt Nam và ghi chú vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi, trừ trường hợp vi phạm quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010.
Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023:
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nuôi con nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?
- Có phải đăng ký biến động đất đai khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất? Nếu có thì đăng ký biến động đất đai ở đâu?
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?