Công lệnh tốc độ là gì? Ai có quyền quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia?
Công lệnh tốc độ là gì?
Công lệnh tải trọng được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Luật Đường sắt 2017 như sau:
Công lệnh tốc độ là quy định về tốc độ tối đa cho phép phương tiện giao thông đường sắt chạy trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
Theo đó, công lệnh tốc độ là quy định về tốc độ tối đa cho phép phương tiện giao thông đường sắt chạy trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
Công lệnh tốc độ là gì? (Hình từ Internet)
Ai có quyền quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia?
Quyền quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia được quy định tại khoản 5 Điều 42 Luật Đường sắt 2017 như sau:
Tải trọng, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ chạy tàu
1. Tải trọng đoàn tàu khai thác không được vượt tải trọng cho phép quy định trong công lệnh tải trọng cho từng khu đoạn, tuyến đường sắt.
2. Công lệnh tải trọng được xây dựng căn cứ vào trạng thái kỹ thuật, khả năng chịu lực của công trình và thiết bị cầu đường.
3. Công lệnh tốc độ được xây dựng căn cứ vào trạng thái kỹ thuật cho phép, khả năng khai thác của công trình đường sắt và tải trọng của phương tiện giao thông đường sắt.
4. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đoạn, tuyến đường sắt được giao kinh doanh.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia.
Xây dựng, công bố công lệnh tốc độ trên đường sắt này được thực hiện như thế nào?
Xây dựng, công bố công lệnh tốc độ trên đường sắt này được thực hiện theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT như sau:
Trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ
1. Đối với đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia:
a) Căn cứ trạng thái kỹ thuật cho phép, khả năng khai thác của công trình đường sắt và tải trọng của phương tiện giao thông đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia;
b) Doanh nghiệp được giao quản lý tuyến đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ;
c) Trước 30 ngày so với ngày dự kiến công bố, doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ quy định tại điểm a, điểm b Khoản này gửi đến Cục Đường sắt Việt Nam để tham gia ý kiến;
d) Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ theo quy định của Thông tư này, Cục Đường sắt Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ;
đ) Doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ và công bố theo quy định của Luật Đường sắt;
e) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày công bố, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ phải được gửi đến Cục Đường sắt Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh có đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khác có liên quan để triển khai thực hiện;
g) Công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và có hiệu lực sau 05 ngày kể từ ngày công bố.
2. Đối với đường sắt chuyên dùng, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng tự xây dựng và công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên tuyến đường sắt do mình đầu tư.
Theo đó, xây dựng, công bố công lệnh tốc độ trên đường sắt này được thực hiện như sau:
- Căn cứ trạng thái kỹ thuật cho phép, khả năng khai thác của công trình đường sắt và tải trọng của phương tiện giao thông đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng dự thảo công công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia;
- Doanh nghiệp được giao quản lý tuyến đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo công lệnh tốc độ;
- Trước 30 ngày so với ngày dự kiến công bố, doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tốc độ quy định tại điểm a, điểm b Khoản này gửi đến Cục Đường sắt Việt Nam để tham gia ý kiến;
- Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo công lệnh tốc độ theo quy định của Thông tư này, Cục Đường sắt Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tốc độ;
- Doanh nghiệp chủ trì xây dựng dự thảo công lệnh tốc độ có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh công lệnh tốc độ và công bố theo quy định của Luật Đường sắt;
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày công bố công lệnh tốc độ phải được gửi đến Cục Đường sắt Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh có đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khác có liên quan để triển khai thực hiện;
- Công lệnh tốc độ phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và có hiệu lực sau 05 ngày kể từ ngày công bố.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường sắt đô thị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?