Đường sắt đô thị xây dựng mới trước khi đưa vào khai thác có cần phải có Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống không?
- Thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống là gì?
- Đường sắt đô thị xây dựng mới trước khi đưa vào khai thác có cần phải có Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống không?
- Thời điểm nộp hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị là khi nào?
- Chủ đầu tư nộp hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị cho cơ quan nào?
Thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống là gì?
Thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống được quy định tại khoản 11 Điều 3 Thông tư 31/2018/TT-BGTVT thì thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống là việc kiểm tra thủ tục, hồ sơ và xem xét các quy trình thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận phù hợp với quy định của Thông tư này.
Đường sắt đô thị xây dựng mới trước khi đưa vào khai thác có cần phải có Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống không?
(Hình từ Internet)
Đường sắt đô thị xây dựng mới trước khi đưa vào khai thác có cần phải có Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống không?
Đường sắt đô thị xây dựng mới trước khi đưa vào khai thác có cần phải có Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 31/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT như sau:
Quy định chung về đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống
1. Đường sắt đô thị xây dựng mới trước khi đưa vào khai thác phải được Tổ chức chứng nhận đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống.
2. Đường sắt đô thị khi nâng cấp phải được Tổ chức chứng nhận đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống. Nội dung nâng cấp phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống và thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống bao gồm:
a) Thay đổi hệ thống thông tin - tín hiệu điều khiển chạy tàu;
b) Thay đổi kiểu loại phương tiện;
c) Cải tạo hệ thống cung cấp điện sức kéo;
d) Nâng cao năng lực vận tải, mở rộng quy mô tuyến;
đ) Thay đổi cơ cấu tổ chức của Tổ chức vận hành.
3. Đề cương đánh giá, chứng nhận do Tổ chức chứng nhận lập, Chủ đầu tư phê duyệt phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:
a) Phạm vi đánh giá, chứng nhận;
b) Phương pháp, quy trình thực hiện;
c) Các giới hạn an toàn, tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro;
d) Kế hoạch thực hiện đánh giá, chứng nhận;
d) Tài liệu chuyển giao.
Như vậy, theo quy định trên thì đường sắt đô thị xây dựng mới trước khi đưa vào khai thác phải có Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống.
Thời điểm nộp hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị là khi nào?
Thời điểm nộp hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 31/2018/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT như sau:
Quy định về hồ sơ thẩm định
1. Hồ sơ thẩm định bao gồm:
a) Giấy đề nghị thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao hợp lệ Đề cương đánh giá, chứng nhận và các phiên bản cập nhật sửa đổi đã được Chủ đầu tư phê duyệt;
c) Các báo cáo đánh giá có xác nhận của Chủ đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận.
2. Thời điểm nộp hồ sơ: toàn bộ hồ sơ được nộp sau khi Tổ chức chứng nhận hoàn thành hồ sơ đánh giá.
3. Cách thức nộp hồ sơ: Chủ đầu tư nộp hồ
Như vậy, theo quy định trên thì thời điểm nộp hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị: toàn bộ hồ sơ được nộp sau khi Tổ chức chứng nhận hoàn thành hồ sơ đánh giá.
Chủ đầu tư nộp hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị cho cơ quan nào?
Chủ đầu tư nộp hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị cho cơ quan được quy định tại Điều 12 Thông tư 31/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT như sau:
Trình tự thực hiện thẩm định
1. Chủ đầu tư lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 10 gửi Cục Đường sắt Việt Nam, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, Cục Đường sắt Việt Nam có thông báo tiếp nhận hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này; đồng thời sao gửi hồ sơ tới Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam.
2. Các Cục tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này, sau hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam gửi Thông báo kết quả thẩm định theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này đến Cục Đường sắt Việt Nam.
3. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các Thông báo kết quả thẩm định, nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Cục Đường sắt Việt Nam tổng hợp kết quả thẩm định chuyển cho Chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ đầu tư nộp hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị cho cơ quan Cục Đường sắt Việt Nam.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường sắt đô thị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?