Công sở cơ quan hành chính nhà nước theo tiêu chuẩn bao gồm các loại nào và được phân cấp ra sao?
Công sở cơ quan hành chính nhà nước theo tiêu chuẩn bao gồm các loại nào và được phân cấp ra sao?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế quy định về phân loại và phân cấp công sở các cơ quan hành chính nhà nước như sau:
Phân loại và phân cấp công sở các cơ quan hành chính nhà nước
4.1. Phân loại
Công sở cơ quan hành chính nhà nước trong tiêu chuẩn này bao gồm các loại sau:
- Công sở của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là công sở cấp Bộ);
- Công sở của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là công sở cấp tỉnh);
- Công sở của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là công sở cấp huyện).
4.2. Phân cấp công trình
4.2.1. Cấp công trình của công sở cơ quan hành chính nhà nước phải phù hợp với tầm quan trọng, quy mô, vị trí xây dựng trong quy hoạch, hiệu quả kinh tế xã hội của công trình, mục đích sử dụng và mức độ an toàn đối với người và tài sản, phù hợp với các điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của địa phương.
4.2.2. Công sở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp được đầu tư xây dựng mới phải đảm bảo thiết kế theo cấp công trình như sau:
a) Công sở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn công trình cấp I hoặc cấp II;
b) Công sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, công sở các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn công trình cấp II hoặc cấp III;
CHÚ THÍCH: Cấp công trình công sở cơ quan hành chính nhà nước tham khảo trong quy định về phân loại, phân cấp công trình dân dụng [1].
4.2.3. Chất lượng sử dụng và chất lượng xây dựng công sở cơ quan hành chính nhà nước theo cấp công trình được quy định trong Bảng 1.
Theo đó, công sở cơ quan hành chính nhà nước trong tiêu chuẩn này bao gồm 03 loại sau đây: Công sở của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là công sở cấp Bộ); Công sở của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là công sở cấp tỉnh); Công sở của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là công sở cấp huyện).
Còn về phân cấp công trình thì cấp công trình của công sở cơ quan hành chính nhà nước phải phù hợp với tầm quan trọng, quy mô, vị trí xây dựng trong quy hoạch, hiệu quả kinh tế xã hội của công trình, mục đích sử dụng và mức độ an toàn đối với người và tài sản, phù hợp với các điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của địa phương.
Công sở cơ quan hành chính nhà nước theo tiêu chuẩn bao gồm các loại nào và được phân cấp ra sao? (Hình từ Internet)
Công sở cơ quan hành chính nhà nước bao gồm mấy bộ phận chức năng?
Theo Mục 7.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế quy định thì công sở cơ quan hành chính nhà nước bao gồm các bộ phận chức năng sau:
- Bộ phận làm việc;
- Bộ phận công cộng và kỹ thuật;
- Bộ phận phục vụ và phụ trợ.
CHÚ THÍCH: Trường hợp đặc biệt có thể bố trí các khu vực dịch vụ hành chính, dịch vụ công cộng và khu vực tham quan trong công sở. Khi thiết kế các bộ phận này phải theo các hướng dẫn riêng.
Tại công sở cơ quan hành chính nhà nước có quy định về bộ phận văn phòng bao gồm những phòng nào?
Theo quy định tại Mục 7.8.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế quy định về văn phòng của công sở cơ quan hành chính nhà nước:
Văn phòng
7.8.4.1. Bộ phận văn phòng gồm phòng tiếp nhận và trả hồ sơ (bộ phận một cửa), bộ phận tiếp dân, văn thư đánh máy-hành chính-quản trị và phòng nhân sao tài liệu.
7.8.4.2. Bộ phận một cửa (bộ phận hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thực hiện tại một đầu mối) phải có diện tích đáp ứng yêu cầu của công việc. Diện tích không nhỏ hơn 48 m2, trong đó diện tích dành để bố trí nơi ngồi chờ giải quyết công việc không được nhỏ hơn 30 %.
Phòng tiếp nhận và trả hồ sơ của các cơ quan chuyên môn có diện tích tối thiểu là 24 m2.
7.8.4.3. Phòng tiếp dân phải phù hợp với yêu cầu công tác của các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhưng không nhỏ hơn 18 m2.
7.8.4.4. Phòng tiếp dân phải được bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc tiếp đón và quản lý về trật tự, trị an, không làm ảnh hưởng tới hoạt động khác của cơ quan. Phòng tiếp dân phải có đủ diện tích và bàn ghế để phục vụ khách trong thời gian chờ đợi cũng như khi cán bộ, công chức gặp gỡ, làm việc.
7.8.4.5. Nếu bố trí phòng tiếp dân phía ngoài khu làm việc, thì diện tích không nhỏ hơn 18 m2 tùy theo cấp công trình.
7.8.4.6. Bộ phận văn thư đánh máy được bố trí ở vị trí phù hợp với yêu cầu sử dụng. Bộ phận văn thư đánh máy có thể kiêm luôn các công việc về hành chính. Đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ và cấp Tỉnh không nhỏ hơn 24 m2, cấp huyện không nhỏ hơn 20 m2.
7.8.4.7. Chỗ nhân sao tài liệu bằng máy photocopy, được tính 4 m2 cho một đầu máy (gồm nơi đặt máy, tủ đựng giấy và tài liệu, phụ kiện, quạt gió và nơi giao nhận).
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công sở cơ quan hành chính nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?