Công tác đánh giá công chức cấp tỉnh gồm những nội dung gì? Dựa vào kết quả đánh giá thì công chức cấp tỉnh được xếp loại chất lượng theo những mức nào?
Công tác đánh giá công chức cấp tỉnh là đánh giá những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về nội dung đánh giá công chức cấp tỉnh như sau:
Nội dung đánh giá công chức
1. Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;
đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
e) Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Kế hoạch làm việc và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách;
b) Tiến độ, chất lượng các công việc được giao;
c) Năng lực lãnh đạo, quản lý;
d) Năng lực tập hợp, đoàn kết.
...
Theo quy định trên, đánh giá công chức cấp tỉnh được dựa trên những nội dung như:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
- Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
Nếu thực hiện đánh giá công chức lãnh đạo thì nội dung đánh giá còn cần dựa vào những nội dung sau đây:
- Kế hoạch làm việc và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách;
- Tiến độ, chất lượng các công việc được giao;
- Năng lực lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực tập hợp, đoàn kết.
Công tác đánh giá công chức cấp tỉnh gồm những nội dung gì?
Ai có trách nhiệm đánh giá công chức cấp tỉnh?
Theo Điều 57 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định trách nhiệm đánh giá công chức cấp tỉnh như sau:
Trách nhiệm đánh giá công chức
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm đánh giá công chức thuộc quyền.
2. Việc đánh giá người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức cấp tỉnh có trách nhiệm đánh giá công chức thuộc quyền.
Việc đánh giá người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
Dựa vào kết quả đánh giá thì công chức cấp tỉnh được xếp loại chất lượng theo những mức nào?
Căn cứ Điều 58 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về xếp loại chất lượng công chức như sau:
Xếp loại chất lượng công chức
1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c) Hoàn thành nhiệm vụ;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ.
...
Như vậy, căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức cấp tỉnh được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Hoàn thành nhiệm vụ;
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chức cấp tỉnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?