Công tác láng trong các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật nào?
Công tác láng trong các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật nào?
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9377-1:2012 thì công tác láng trong các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật sau:
(1) Vật liệu: Vật liệu láng phải đạt yêu cầu kỹ thuật về chất lượng, màu sắc.
(2) Lớp nền
- Lớp nền phải đảm bảo phẳng, ổn định, có độ bám dính với vật liệu láng và được làm sạch tạp chất. Trong trường hợp lớp nền có những vị trí lõm lớn hơn chiều dày lớp láng 20 mm thì phải tiến hành bù bằng vật liệu tương ứng trước khi láng. Với những vị trí lồi lên cao hơn mặt lớp nền yêu cầu thì phải tiến hành san phẳng trước khi láng.
- Khi cần chia ô, khe co dãn thì công việc này phải được chuẩn bị trước khi tiến hành công tác láng. Nếu thiết kế không quy định thì 3 m đến 4 m lại làm một khe co dãn bằng cách cắt đứt ngang lớp láng, lấy chiều rộng khe co dãn là 5 mm đến 8 mm, khi hoàn thiện khe co dãn sẽ được chèn bằng vật liệu có khả năng đàn hồi hoặc tự hàn gắn.
- Trước khi láng phải kiểm tra và nghiệm thu lớp nền và các bộ phận bị che khuất (chi tiết chôn sẵn, chống thấm, hệ thống kỹ thuật v.v…).
(3) Chất lượng lớp láng
- Mặt láng phải đảm bảo yêu cầu về màu sắc như thiết kế.
- Dung sai trên mặt láng không vượt quá các giá trị yêu cầu trong Bảng 3.
- Với mặt láng có yêu cầu đánh màu thì tùy thuộc vào thời tiết, độ ẩm và nhiệt độ không khí mà sau khi láng xong lớp vữa cuối cùng có thể tiến hành đánh màu. Đánh màu tiến hành bằng cách rải đều một lớp bột xi măng hay lớp mỏng hồ xi măng và dùng bay hoặc máy xoa nhẵn bề mặt. Việc đánh màu phải kết thúc trước khi vật liệu láng kết thúc quá trình đông kết.
- Trường hợp mặt láng có yêu cầu mài bóng, quá trình mài bóng bằng máy được tiến hành đồng thời với việc vá các vết lõm cục bộ và các vết xước gợn trên bề mặt. Khi bắt đầu mài phải đảm bảo vật liệu láng đủ cường độ chịu mài.
- Công việc kẻ chỉ thực hiện sau khi hoàn thành công tác láng. Đường kẻ cần đều về chiều rộng, chiều sâu và sắc nét. Nếu dùng quả lăn có hạt chống trơn cũng lăn ngay khi lớp xi măng màu chưa rắn.
(4) An toàn lao động khi láng
- Khi láng phải tuân theo các quy định hiện hành về an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ.
- Nếu sử dụng máy xoa bề mặt để thực hiện công tác láng thì công nhân phải được đào tạo về vận hành máy trước khi thi công. Lưu ý an toàn điện và chống các vật thải mài văng bắn vào cơ thể.
Công trình xây dựng dân dụng (Hình từ Internet)
Lớp nền để láng trong các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo yêu cầu gì?
Yêu cầu đối với lớp nền để láng trong các công trình xây dựng dân dụng được quy định tại tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9377-1:2012 như sau:
Công tác láng
...
5.2 Quy trình thi công
5.2.1 Chuẩn bị lớp nền
Lớp nền phải được chuẩn bị theo thiết kế, nếu thiết kế không quy định thì theo yêu cầu của nhà sản xuất vật liệu láng nền. Lớp nền phải đảm bảo phẳng, ổn định.
Lớp nền phải có độ bám dính, làm sạch và tưới ẩm trước khi láng.
Trường hợp láng bằng thủ công, trên mặt lớp nền phải gắn các mốc cao độ láng chuẩn với khoảng cách giữa các mốc không quá 3 m.
...
Theo quy định trên, lớp nền phải được chuẩn bị theo thiết kế, nếu thiết kế không quy định thì theo yêu cầu của nhà sản xuất vật liệu láng nền.
Đồng thời lớp nền phải đảm bảo phẳng, ổn định và có độ bám dính, làm sạch và tưới ẩm trước khi láng.
Dụng cụ láng trong các công trình xây dựng dân dụng gồm những gì?
Theo tiết 5.2.3 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9377-1:2012 thì dụng cụ láng trong các công trình xây dựng dân dụng gồm bay xây, bay đánh bóng, thước tầm 3 m, thước rút, ni vô hoặc máy trắc đạc, bàn xoa tay hoặc máy xoa, bàn đập, lăn gai.
Tiến hành láng được thực hiện như sau:
- Dàn đều vật liệu láng trên mặt lớp nền, cao hơn mặt mốc cao độ lát chuẩn. Dùng bàn xoa đập cho vật liệu láng đặc chắc và bám chặt vào lớp nền. Dùng thước tầm cán phẳng cho bằng mặt mốc. Sau đó dùng bàn xoa để xoa phẳng.
- Với mặt láng có diện tích lớn phải dùng máy để xoa phẳng bề mặt. Việc xoa bằng máy thực hiện theo trình tự sau: dùng máy trắc đạc định vị đường ray của máy xoa trên phạm vi láng, điều chỉnh chân máy ở cao độ thích hợp, cấp vật liệu láng vào phạm vi láng, điều khiển máy dùng quả lu nhỏ lăn trên bề mặt láng và cánh xoa để xoa phẳng.
- Với những mặt láng trên nền bê tông có yêu cầu như: tăng cứng bề mặt chống mài mòn, axít … phải tuân theo thiết kế hoặc yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất vật liệu. Nếu thiết kế không chỉ định, thi công theo trình tự: sau khi đổ bê tông nền từ 1 h đến 2 h rải đều chất làm cứng bề mặt. Đợi đến khi chất làm cứng se mặt, dùng máy xoa nền xoa bóng bề mặt. Sau khi xoa bóng bề mặt có thể phun lớp bảo dưỡng.
- Trường hợp lớp láng cuối cùng bằng vữa xi măng cát thì kích thước hạt cốt liệu lớn nhất không quá 2 mm, xoa phẳng mặt theo độ dốc thiết kế.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trình dân dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?