Công tác nghiệm thu tại nơi sản xuất cừ bê tông cốt thép của công trình thủy lợi thì không dùng các đoạn cừ có độ sai lệch về kích thước bao nhiêu?

Em ơi cho anh hỏi: Đối với cừ bê tông cốt thép trong công trình thủy lợi thì vật liệu gồm được quy định như thế nào? Công tác nghiệm thu tại nơi sản xuất cừ bê tông cốt thép thì không dùng các đoạn cừ có độ sai lệch về kích thước bao nhiêu? Đây là câu hỏi của anh Minh Mẫn đến từ Long An.

Trong quá trình xây dựng cừ chống thấm cho công trình thủy lợi có cần phải thường xuyên kiểm tra vị trí của tim tuyến cừ không?

Căn cứ theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:

Công tác đo đạc trước, trong và sau khi thi công
6.1 Việc lập mạng lưới đo đạc phải được xem xét thích hợp với hiện trạng khu vực thi công. Trước khi lập mạng lưới đo đạc phải đặt ít nhất 2 mốc chuẩn bằng bê tông trên bờ, tại vị trí ổn định, dễ quan sát, ít ảnh hưởng bởi các hoạt động xung quanh, từ các điểm đó có thể xác định được tim tuyến, kiểm tra vị trí kết cấu trong suốt quá trình thi công. Mọi mạng lưới đo đạc đều phải căn cứ vào các mốc chuẩn đó.
6.2 Toàn bộ bản vẽ thiết kế mạng lưới đo đạc do tổ chức tư vấn thiết kế lập phải được chuyển giao bằng văn bản cho bên nhà thầu xây dựng tiếp nhận và định vị kết cấu công trình. Biên bản nghiệm thu mạng lưới đo đạc phải có sơ họa mặt bằng vị trí cọc tiêu, cọc mốc khu vực xây dựng công trình, dạng và độ sâu chôn cọc, tọa độ cọc, ký hiệu và cao độ mốc trong hệ thống tọa độ và cao độ nhà nước.
6.3 Trong quá trình xây dựng cần phải thường xuyên kiểm tra vị trí của tim tuyến cừ.

Theo đó, trong quá trình xây dựng cừ chống thấm cho công trình thủy lợi cần phải thường xuyên kiểm tra vị trí của tim tuyến cừ.

Công trình thủy lợi

Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)

Đối với cừ bê tông cốt thép trong công trình thủy lợi thì vật liệu gồm được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiết 7.1.1 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:

Kiểm tra chất lượng cừ trước khi thi công
7.1 Đối với cừ bê tông cốt thép
7.1.1 Vật liệu
- Chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép, cáp thép, xi măng, kết quả thí nghiệm kiểm tra mẫu thép, và cốt liệu cát, đá (sỏi), xi măng, nước;
- Cấp phối bê tông;
- Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;
- Đường kính cốt thép chịu lực và cốt đai;
- Lưới thép tăng cường và thép đai đầu cừ;

Như vậy, đối với cừ bê tông cốt thép trong công trình thủy lợi thì vật liệu được quy định như sau:

- Chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép, cáp thép, xi măng, kết quả thí nghiệm kiểm tra mẫu thép, và cốt liệu cát, đá (sỏi), xi măng, nước;

- Cấp phối bê tông;

- Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;

- Đường kính cốt thép chịu lực và cốt đai;

- Lưới thép tăng cường và thép đai đầu cừ.

Công tác nghiệm thu tại nơi sản xuất cừ bê tông cốt thép của công trình thủy lợi thì không dùng các đoạn cừ có độ sai lệch về kích thước bao nhiêu?

Căn cứ theo tiết 7.1.3 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:

Kiểm tra chất lượng cừ trước khi thi công
7.1 Đối với cừ bê tông cốt thép
...
7.1.3 Công tác nghiệm thu tại nơi sản xuất cừ bê tông cốt thép: Không dùng các đoạn cừ có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định trong Bảng 1, và các đoạn cừ có vết nứt rộng hơn 0,2 mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm, tổng diện tích do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không quá 5% tổng diện tích bề mặt cừ và không được tập trung.

Như vậy, đối với công tác nghiệm thu tại nơi sản xuất cừ bê tông cốt thép của công trình thủy lợi thì không dùng các đoạn cừ có độ sai lệch về kích thước như bảng trên.

Và các đoạn cừ có vết nứt rộng hơn 0,2 mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm, tổng diện tích do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không quá 5% tổng diện tích bề mặt cừ và không được tập trung.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi

Nguyễn Nhật Vy

Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trình thủy lợi có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
Pháp luật
Để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình thủy lợi theo quy định thì cá nhân phải đáp ứng những gì?
Pháp luật
Xử lý người được giao quản lý công trình thủy lợi tự ý xây dựng công trình không phép theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Đất công trình thủy lợi thuộc loại đất nào? Và loại đất này thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất hay cho thuê đất?
Pháp luật
Hồ Thác Bà ở tỉnh nào? Đảm bảo an toàn hồ Thác Bà theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 92 thế nào?
Pháp luật
Trong khảo sát địa hình công trình đê điều thì những tài liệu địa hình nào cần phải thu thập trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi?
Pháp luật
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội bao nhiêu thì đảm bảo an toàn chống lũ? Xả lũ Hòa Bình thế nào để giảm thiểu sạt lở?
Pháp luật
Đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi đó không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào