Công tác tuần tra, theo dõi tình trạng đường giao thông nông thôn do ai chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện?
- Công tác tuần tra, theo dõi tình trạng đường giao thông nông thôn do ai chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện?
- Nội dung tuần tra, theo dõi và xử lý khi tuần tra tình trạng đường giao thông nông thôn bao gồm những gì?
- Trường hợp khi tuần tra phát hiện mất an toàn giao thông nông thôn thì phải thực hiện các công việc nào?
Công tác tuần tra, theo dõi tình trạng đường giao thông nông thôn do ai chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện?
Trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác tuần tra, theo dõi tình trạng đường giao thông nông thôn được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT như sau:
Tuần tra, theo dõi tình trạng đường GTNT
1. Công tác tuần tra, theo dõi tình trạng đường GTNT do Chủ quản lý sử dụng đường GTNT chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thông qua các hình thức sau:
a) Chủ quản lý sử dụng đường GTNT trực tiếp tổ chức thực hiện công tác tuần tra, theo dõi tình trạng đường;
b) Chủ quản lý sử dụng đường GTNT giao nhiệm vụ, ký hợp đồng để Đơn vị quản lý đường GTNT thực hiện một phần hoặc toàn bộ công tác tuần tra, theo dõi tình trạng đường; giám sát, kiểm tra Đơn vị quản lý đường GTNT thực hiện tuần tra, theo dõi tình trạng đường GTNT.
2. Nội dung tuần tra, theo dõi và xử lý khi tuần tra tình trạng đường GTNT bao gồm:
a) Tuần tra, theo dõi, phát hiện tình trạng bất thường, sự cố công trình đường bộ, các công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tai nạn, ùn tắc giao thông (nếu có);
...
Như vậy, theo quy định, công tác tuần tra, theo dõi tình trạng đường giao thông nông thôn do Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thông qua các hình thức sau:
(1) Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn trực tiếp tổ chức thực hiện công tác tuần tra, theo dõi tình trạng đường;
(2) Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn giao nhiệm vụ, ký hợp đồng để Đơn vị quản lý đường giao thông nông thôn thực hiện một phần hoặc toàn bộ công tác tuần tra, theo dõi tình trạng đường; giám sát, kiểm tra Đơn vị quản lý đường giao thông nông thôn thực hiện tuần tra, theo dõi tình trạng đường giao thông nông thôn.
Công tác tuần tra, theo dõi tình trạng đường giao thông nông thôn do ai chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện? (Hình từ Internet)
Nội dung tuần tra, theo dõi và xử lý khi tuần tra tình trạng đường giao thông nông thôn bao gồm những gì?
Nội dung tuần tra được quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT như sau:
Tuần tra, theo dõi tình trạng đường GTNT
...
2. Nội dung tuần tra, theo dõi và xử lý khi tuần tra tình trạng đường GTNT bao gồm:
a) Tuần tra, theo dõi, phát hiện tình trạng bất thường, sự cố công trình đường bộ, các công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tai nạn, ùn tắc giao thông (nếu có);
b) Thống kê số lượng, vị trí, tình trạng kỹ thuật của các hạng mục công trình đường bộ, hệ thống cọc mốc giải phóng mặt bằng, cọc mốc lộ giới, hiện trạng phạm vi hành lang an toàn đường bộ; kiểm tra thường xuyên để phát hiện hư hỏng, sự xâm hại công trình.
Trường hợp đủ điều kiện sửa chữa, thì nhân viên tuần đường phải tiến hành sửa chữa ngay các hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Trường hợp chưa đủ điều kiện sửa chữa, thì nhân viên tuần đường phải kịp thời báo cáo Đơn vị quản lý đường GTNT và Chủ quản lý sử dụng đường GTNT để xử lý.
c) Phát hiện các hành vi vi phạm, báo cáo Đơn vị quản lý đường GTNT và Chủ quản lý sử dụng đường GTNT để xử lý theo quy định.
Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
3. Nội dung tuần tra, theo dõi và xử lý khi tuần tra đối với các công trình đặc biệt trên đường GTNT:
Việc tuần tra, theo dõi và xử lý khi tuần tra đối với các công trình đặc biệt trên đường GTNT phải thực hiện theo quy định, chung tại khoản 2 Điều này và các quy định sau:
...
Như vậy, theo quy định, nội dung tuần tra, theo dõi và xử lý khi tuần tra tình trạng đường giao thông nông thôn bao gồm:
(1) Tuần tra, theo dõi, phát hiện tình trạng bất thường, sự cố công trình đường bộ, các công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tai nạn, ùn tắc giao thông (nếu có);
(2) Thống kê số lượng, vị trí, tình trạng kỹ thuật của các hạng mục công trình đường bộ, hệ thống cọc mốc giải phóng mặt bằng, cọc mốc lộ giới, hiện trạng phạm vi hành lang an toàn đường bộ;
Kiểm tra thường xuyên để phát hiện hư hỏng, sự xâm hại công trình.
Trường hợp đủ điều kiện sửa chữa, thì nhân viên tuần đường phải tiến hành sửa chữa ngay các hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Trường hợp chưa đủ điều kiện sửa chữa, thì nhân viên tuần đường phải kịp thời báo cáo Đơn vị quản lý đường GTNT và Chủ quản lý sử dụng đường GTNT để xử lý.
Phát hiện các hành vi vi phạm, báo cáo Đơn vị quản lý đường giao thông nông thôn và Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn để xử lý theo quy định.
Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
Trường hợp khi tuần tra phát hiện mất an toàn giao thông nông thôn thì phải thực hiện các công việc nào?
Trường hợp phát hiện mất an toàn giao thông nông thôn được quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT như sau:
Tuần tra, theo dõi tình trạng đường GTNT
...
4. Trường hợp khi tuần tra phát hiện mất an toàn giao thông thì thực hiện các công việc sau:
a) Triển khai ngay các biện pháp đảm bảo giao thông tạm thời, hạn chế tải trọng và tốc độ;
b) Tạm dừng giao thông khi thấy nguy hiểm và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT để quyết định phân luồng giao thông;
c) Các công việc cần thiết khác.
5. Ghi nhật ký khi tuần tra, theo dõi tình trạng đường GTNT. Nội dung nhật ký bao gồm:
a) Thời gian tuần tra;
b) Người thực hiện;
c) Các hư hỏng được phát hiện; các hư hỏng đã được sửa chữa khi tuần tra, các hư hỏng chưa đủ điều kiện sửa chữa khi tuần tra và kiến nghị chuyển sang bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất và các xử lý cần thiết khác;
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp khi tuần tra phát hiện mất an toàn giao thông nông thôn thì phải thực hiện các công việc sau đây:
(1) Triển khai ngay các biện pháp đảm bảo giao thông tạm thời, hạn chế tải trọng và tốc độ;
(2) Tạm dừng giao thông khi thấy nguy hiểm và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn để quyết định phân luồng giao thông;
(3) Các công việc cần thiết khác.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường giao thông nông thôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?