Cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên bao gồm những ai và phải đảm bảo các tiêu chuẩn gì?
Cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên là ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 31/2014/TT-BGDĐT cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên như sau:
Cộng tác viên thanh tra giáo dục bao gồm:
1. Cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên là công chức, viên chức trong ngành giáo dục, không thuộc biên chế của cơ quan thanh tra, có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục, trưng tập làm nhiệm vụ thanh tra.
2. Cộng tác viên thanh tra giáo dục theo vụ việc là công chức, viên chức trong và ngoài ngành giáo dục, không thuộc biên chế của cơ quan thanh tra giáo dục, được trưng tập tham gia đoàn thanh tra theo vụ việc
Theo đó, cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên là công chức, viên chức trong ngành giáo dục, không thuộc biên chế của cơ quan thanh tra, có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục, trưng tập làm nhiệm vụ thanh tra.
Cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên (Hình từ Internet)
Cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên phải đảm bảo các tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 31/2014/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn của cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên như sau:
Tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra giáo dục
1. Tiêu chuẩn chung
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
b) Am hiểu pháp luật và có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thanh tra giáo dục.
2. Cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên phải có thêm các tiêu chuẩn sau:
a) Có thời gian công tác trong ngành giáo dục từ 5 năm trở lên;
b) Đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục; được đánh giá xếp loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp hoặc chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên đối với từng cấp học và trình độ đào tạo; được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác hàng năm (đối với các trường hợp không phải là giảng viên, giáo viên);
c) Đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Theo đó, cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung sau:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
- Am hiểu pháp luật và có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thanh tra giáo dục.
Ngoài ra, cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên phải có thêm các tiêu chuẩn sau:
- Có thời gian công tác trong ngành giáo dục từ 5 năm trở lên;
- Đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục; được đánh giá xếp loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp hoặc chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên đối với từng cấp học và trình độ đào tạo;
Được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác hàng năm (đối với các trường hợp không phải là giảng viên, giáo viên);
- Đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 31/2014/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của cộng tác viên cụ thể:
Nhiệm vụ và quyền hạn của cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên
1. Thường xuyên rèn luyện, tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác thanh tra.
2. Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và cơ sở giáo dục nơi cộng tác viên thanh tra giáo dục đang công tác theo dõi về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân công của thủ trưởng đơn vị.
3. Chấp hành quyết định trưng tập làm nhiệm vụ thanh tra; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi tham gia Đoàn thanh tra theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Phát hiện và báo cáo kịp thời với cơ quan thanh tra về những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương, cơ sở.
4. Được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, được đảm bảo các điều kiện, phương tiện làm việc, các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị quản lý cộng tác viên thanh tra.
Như vậy, cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thường xuyên rèn luyện, tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác thanh tra.
- Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và cơ sở giáo dục nơi cộng tác viên thanh tra giáo dục đang công tác theo dõi về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân công của thủ trưởng đơn vị.
- Chấp hành quyết định trưng tập làm nhiệm vụ thanh tra; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi tham gia Đoàn thanh tra theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Phát hiện và báo cáo kịp thời với cơ quan thanh tra về những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương, cơ sở.
- Được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, được đảm bảo các điều kiện, phương tiện làm việc, các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị quản lý cộng tác viên thanh tra.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cộng tác viên thanh tra có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ phát triển đất có được huy động vốn không? Nguồn tài chính của Quỹ phát triển đất có phải được phân bổ từ việc huy động vốn không?
- Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng có bị phạt không?
- Có mấy biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng? Hợp đồng tư vấn xây dựng có bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng?
- Cách tính trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
- Đảng viên không làm bản kiểm điểm Đảng viên có tăng nặng xử lý kỷ luật không? Đảng viên vi phạm kỷ luật có phải kiểm điểm trước chi bộ?