Công trình điện là tài sản công tại tổ chức xã hội đang trong tình trạng thế chếp thì có được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam không?
- Công trình điện là tài sản công tại tổ chức xã hội có được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam không?
- Công trình điện là tài sản công tại tổ chức xã hội đang trong tình trạng thế chấp thì có được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam không?
- Tổ chức xã hội có được tiếp tục sử dụng khi công trình điện không đáp ứng các điều kiện chuyển giao không?
Công trình điện là tài sản công tại tổ chức xã hội có được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 02/2024/NĐ-CP có quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Công trình điện là tài sản công được chuyển giao theo quy định tại Nghị định này gồm:
a) Công trình điện là tài sản công tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội (sau đây gọi là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị);
...
Như vậy, công trình điện là tài sản công tại tổ chức xã hội là công trình điện được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Công trình điện là tài sản công tại tổ chức xã hội đang trong tình trạng thế chếp thì có được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Công trình điện là tài sản công tại tổ chức xã hội đang trong tình trạng thế chấp thì có được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 02/2024/NĐ-CP về điều kiện công trình điện được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam như sau:
Điều kiện công trình điện được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam
1. Công trình điện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 1 Nghị định này được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo quy định tại Chương II Nghị định này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh tại thời điểm xây dựng hoặc tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao (đối với công trình điện quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định này);
b) Đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao;
c) Công trình điện đang vận hành (đang được sử dụng để phát điện, truyền tải điện, phân phối điện) bình thường tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao;
d) Công trình điện không trong tình trạng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoặc bảo đảm bất kỳ nghĩa vụ nợ nào khác.
Đối với công trình điện quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định này đáp ứng quy định tại điểm a, điểm d khoản này mà không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b, điểm c khoản này nhưng đơn vị điện lực xác định có thể thực hiện cải tạo, sửa chữa để tiếp tục vận hành thì được xác định đủ điều kiện chuyển giao.
...
Theo đó, công trình điện không trong tình trạng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoặc bảo đảm bất kỳ nghĩa vụ nợ nào khác là một trong những điều kiện bắt buộc để công trình điện là tài sản công được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Do đó, công trình điện là tài sản công tại tổ chức xã hội trong tình trạng thế chấp thì không được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Tổ chức xã hội có được tiếp tục sử dụng khi công trình điện không đáp ứng các điều kiện chuyển giao không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 02/2024/NĐ-CP về nguyên tắc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam như sau:
Nguyên tắc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam
...
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và các đối tượng khác quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này có trách nhiệm tiếp tục quản lý, sử dụng, xử lý theo quy định đối với:
a) Công trình điện mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và các đối tượng khác không có nhu cầu chuyển giao;
b) Công trình điện không đáp ứng các điều kiện chuyển giao theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;
c) Công trình điện thuộc địa điểm chứa bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Công trình điện được đầu tư bằng nguồn vốn vay mà cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản chưa hoàn thành việc trả nợ vốn vay.
...
Căn cứ theo quy định trên thì đối với công trình điện là tài sản công tại tổ chức xã hội không đáp ứng các điều kiện chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì tổ chức xã hội đó được tiếp tục sử dụng.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trình điện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?