Công ty chứng khoán được tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh hay không?
- Công ty chứng khoán được tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh hay không?
- Thời hạn để công ty chứng khoán được cho phép tiến hành các thủ tục chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh là bao lâu?
- Trong thời gian tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh thì công ty chứng khoán có trách nhiệm gì?
Công ty chứng khoán được tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh hay không?
Việc chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh
1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh phải nộp hồ sơ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Giấy đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc Quyết định của chủ sở hữu về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh và thông qua phương án xử lý các vấn đề liên quan;
c) Phương án xử lý các hợp đồng kinh doanh chứng khoán phái sinh còn hiệu lực, bao gồm phương án xử lý các tài khoản và tài sản ký quỹ của khách hàng.
2. Hồ sơ đề nghị chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh được lập thành 01 bộ gốc. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ là bản sao thì phải là bản sao từ số gốc hoặc được chứng thực. Hồ sơ này được gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo hình thức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
...
Theo quy định trên, công ty chứng khoán được tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Khi muốn tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh thì công ty chứng khoán nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 nêu trên đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Công ty chứng khoán được tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh hay không? (Hình từ Internet)
Thời hạn để công ty chứng khoán được cho phép tiến hành các thủ tục chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh là bao lâu?
Công ty chứng khoán được cho phép tiến hành các thủ tục chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong thời hạn được quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh
...
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản cho phép tiến hành các thủ tục chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản cho phép tiến hành các thủ tục chấm dứt tự nguyện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Trường hợp từ chối thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời gian tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh thì công ty chứng khoán có trách nhiệm gì?
Theo khoản 6 Điều 7 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, trong thời gian tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh thì công ty chứng khoán có những trách nhiệm sau:
(1) Định kỳ hàng tháng hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, báo cáo, công bố thông tin về tình trạng của mình và các hoạt động có liên quan; không được ký mới các hợp đồng kinh doanh chứng khoán phái sinh; chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, trừ các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản này;
(2) Đối với các hợp đồng kinh doanh chứng khoán phái sinh còn hiệu lực, công ty chứng khoán có trách nhiệm:
- Chỉ tiếp nhận, thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng đối với giao dịch đối ứng; chỉ tiếp nhận tài sản ký quỹ của khách hàng đối với trường hợp bổ sung ký quỹ.
- Chốt số dư, thực hiện tất toán tài khoản khách hàng; thanh lý vị thế và hoàn trả tài sản ký quỹ cho khách hàng; thỏa thuận, bàn giao quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ, chuyển tài khoản, tài sản ký quỹ và vị thế mở của khách hàng sang tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh thay thế.
- Thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán nhằm giảm vị thế của khách hàng.
(3) Thanh lý, đóng vị thế trên tài khoản tự doanh, tài khoản tạo lập thị trường (nếu có), bảo đảm ưu tiên thực hiện các giao dịch của khách hàng trước các giao dịch đóng vị thế của chính mình.
(4) Thanh toán đầy đủ các khoản thuế, giá dịch vụ, các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh (nếu có).
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh chứng khoán phái sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?