Công ty con của tổ chức tín dụng là công ty như thế nào? Những ai không được làm Giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng?
Công ty con của tổ chức tín dụng là công ty như thế nào?
Công ty con của tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 30 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
30. Công ty con của tổ chức tín dụng là công ty thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết;
b) Tổ chức tín dụng có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty con;
c) Tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con;
d) Tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát việc thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công ty con.
31. Người quản lý tổ chức tín dụng bao gồm Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc (Giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
32. Người điều hành tổ chức tín dụng bao gồm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
...
Như vậy, công ty con của tổ chức tín dụng là công ty thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết;
(2) Tổ chức tín dụng có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty con;
(3) Tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con;
(4) Tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát việc thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công ty con.
Công ty con của tổ chức tín dụng là công ty như thế nào? (Hình từ Internet)
Những ai không được làm Giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng?
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định thì những người sau đây không được làm Giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng, bao gồm:
(1) Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
(2) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án;
(3) Người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên;
(4) Người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xoá án tích;
(5) Cán bộ, công chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng;
(6) Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
Sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng;
(7) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Định kỳ công ty con của tổ chức tín dụng có phải gửi báo cáo hoạt động của mình cho Ngân hàng Nhà nước không?
Việc gửi báo cáo của công ty con được quy định tại Điều 141 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
Báo cáo
...
3. Công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của mình cho Ngân hàng Nhà nước khi được yêu cầu.
4. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi Ngân hàng Nhà nước các báo cáo hằng năm theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải gửi báo cáo tài chính hằng năm của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng cho Ngân hàng Nhà nước.
6. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước khi tổ chức tín dụng nước ngoài có thay đổi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
...
Theo quy định trên thì công ty con của tổ chức tín dụng có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của mình cho Ngân hàng Nhà nước khi được yêu cầu.
Như vậy, công ty con của tổ chức tín dụng chỉ phải gửi báo cáo hoạt động của mình cho Ngân hàng Nhà nước khi được yêu cầu.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty con có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 01/01/2025, có những phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nào? Mức đóng bảo hiểm TNLĐ là bao nhiêu?
- Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC cơ sở theo Thông tư 55/2024 thế nào?
- Người làm công tác xã hội là ai? Việc đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác xã hội được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự 2025 chính thức theo Hướng dẫn 4705? Trình tự thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu ra sao?
- Bác sỹ thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề có được cấp mới giấy phép hành nghề?