Hai công ty con của cùng một công ty mẹ mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau thì bị xử phạt thế nào?
- Hai công ty con của cùng một công ty mẹ được mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau không?
- Hai công ty con của cùng một công ty mẹ mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau thì bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hai công ty con của cùng một công ty mẹ mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau là bao lâu?
Hai công ty con của cùng một công ty mẹ được mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau không?
Việc hai công ty con của cùng một công ty mẹ được mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau không, theo quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Công ty mẹ, công ty con
1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
2. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo quy định trên, hai công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
Công ty con (Hình từ Internet)
Hai công ty con của cùng một công ty mẹ mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau thì bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hai công ty con của cùng một công ty mẹ mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau được quy định tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm đối với doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
1. Mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ.
2. Cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
3. Cùng góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc thành lập doanh nghiệp mới (đối với các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước).
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, hai công ty con của cùng một công ty mẹ mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hai công ty con của cùng một công ty mẹ mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau là bao lâu?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 30; Điều 36; Điều 37; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; Điều 55; Điều 56; Điều 57; Điều 58; Điều 59; Điều 60; Điều 61; Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 65; Điều 66; Điều 67; Điều 68, Điều 69; Điều 70; Điều 71 và Điều 72 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.
Đối với hành vi vi phạm đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 12 và Điều 25) là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.
Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hai công ty con của cùng một công ty mẹ mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau là 01 năm.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty con có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?