Công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài có được phục vụ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài không?
- Công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài có được phục vụ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài không?
- Công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xử phạt công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài không?
Công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài có được phục vụ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài không?
Công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài có được phục vụ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Du lịch 2017 như sau:
Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.
2. Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Như vậy, Công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài không được phục vụ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài có được phục vụ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài thì bị phạt bao nhiêu tiền, thì theo quy định tại điểm b khoản 12, điểm b khoản 15 và điểm a khoản 16 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
…
12. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không làm thủ tục đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định;
b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành không đúng phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành ghi trong giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
…
15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 11 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12, khoản 13 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 14 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này;
đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 14 Điều này.
16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, điểm b khoản 12, điểm a và điểm b khoản 13, khoản 14 Điều này;
b) Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 7 Điều này.
Theo đó tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
…
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
…
Như vậy, theo quy định trên thì công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài có thể bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Ngoài ra công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài còn bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng và phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xử phạt công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xử phạt công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ khách du lịch ra nước ngoài không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
…
Theo đó tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
…
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Đồng thời tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
…
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng (đối với tổ chức) và tước quyền sử dụng trái phép và các biện pháp khắc phục hậu quả.
Công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài có thể bị phạt tiền cao nhất là 80.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng và phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Cho nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn toàn có thẩm quyền xử phạt công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?