Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện phân phối tiền lương cho người lao động theo quy định như thế nào?
- Trong Công ty Mua bán nợ Việt Nam thì Nhà nước nắm giữ bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ?
- Tiền lương, thù lao đối với người lao động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam được thực hiện theo các quy định pháp luật gì?
- Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện phân phối tiền lương cho người lao động theo quy định như thế nào?
Trong Công ty Mua bán nợ Việt Nam thì Nhà nước nắm giữ bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ?
Căn cứ theo Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 42/2021/TT-BTC (Được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 123/2021/TT-BTC) có quy định về hình thức pháp lý của Công ty Mua bán nợ Việt Nam như sau:
Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân
1. DATC tổ chức và hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp và Điều lệ này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam có tư cách pháp nhân, dấu riêng và được mở tài khoản tiền Đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo các quy định của pháp luật có liên quan.
3. DATC có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của mình.
Theo đó Công ty Mua bán nợ Việt Nam được tổ chức và hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện phân phối tiền lương cho người lao động theo quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiền lương, thù lao đối với người lao động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam được thực hiện theo các quy định pháp luật gì?
Tại Điều 30 Nghị định 129/2020/NĐ-CP có quy định:
Tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý doanh nghiệp
1. Cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý doanh nghiệp của DATC thực hiện theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phù hợp với đặc thù hoạt động của DATC.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, người liên quan hướng dẫn cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý doanh nghiệp phù hợp với đặc thù hoạt động của DATC sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
Theo đó cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý doanh nghiệp của Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phù hợp với đặc thù hoạt động của Công ty.
Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện phân phối tiền lương cho người lao động theo quy định như thế nào?
Tại Điều 7 Nghị định 51/2016/NĐ-CP quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, việc phân phối tiền lương thực hiện như sau:
- Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện, công ty được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau.
Quỹ dự phòng của công ty không được vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Đối với công ty sản xuất, kinh doanh có tính mùa vụ thì quỹ dự phòng không vượt quá 20% quỹ tiền lương thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 51/2016/NĐ-CP.
- Công ty xây dựng quy chế trả lương theo vị trí, chức danh công việc, bảo đảm trả lương thỏa đáng (không hạn chế mức tối đa) đối với người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và đóng góp nhiều cho công ty.
- Công ty phân phối tiền lương cho người lao động theo quy chế trả lương của công ty.
Không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động để trả cho thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng.
Nội dung này còn được hướng dẫn bởi Điều 15 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH, cụ thể:
Phân phối tiền lương
1. Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện, công ty trích lập quỹ dự phòng tiền lương cho năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn. Mức dự phòng hàng năm do Tổng Giám đốc (Giám đốc) quyết định sau khi có ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn công ty, nhưng không được vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Đối với công ty sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực nuôi, trồng, khai thác các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, cây công nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản, diêm nghiệp thì quỹ dự phòng hàng năm không vượt quá 20% quỹ tiền lương thực hiện.
2. Công ty xây dựng quy chế trả lương theo vị trí, chức danh công việc, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, trả lương thỏa đáng (không hạn chế mức tối đa) đối với người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng suất lao động cao và đóng góp nhiều cho công ty. Khi xây dựng quy chế trả lương phải có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn công ty và người lao động.
3. Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện và quy chế trả lương, công ty trả lương cho người lao động. Công ty không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động để trả cho thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng và không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động vào mục đích khác.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty mua bán nợ Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?