Công ty quản lý quỹ có vốn điều lệ dưới 25 tỷ đồng thì có bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh không?
- Công ty quản lý quỹ có vốn điều lệ dưới 25 tỷ đồng thì có bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh không?
- Khi bị đình chỉ thì công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin về việc đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong thời gian nào?
- Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm gì trong thời gian bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh?
Công ty quản lý quỹ có vốn điều lệ dưới 25 tỷ đồng thì có bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đình chỉ, khôi phục hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định đình chỉ tối đa 12 tháng đối với một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh của tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Công ty chứng khoán không đáp ứng một hoặc một số quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong vòng 06 tháng liên tiếp; công ty quản lý quỹ không đáp ứng một hoặc một số quy định tại điểm đ khoản 2, điểm a, b khoản 3 Điều 4 Nghị định này trong vòng 06 tháng liên tiếp;
b) Bị đình chỉ, tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời, tại điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định:
Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh
...
3. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh đối với công ty quản lý quỹ bao gồm:
a) Có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 25 tỷ đồng trở lên;
b) Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ và tối thiểu 05 nhân viên cho hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
Như vậy, theo quy định nêu trên, công ty quản lý quỹ có vốn điều lệ dưới 25 tỷ đồng trong vòng 06 tháng liên tiếp thì có thể bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh tối đa 12 tháng.
Công ty quản lý quỹ có vốn điều lệ dưới 25 tỷ đồng thì có bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh không? (Hình từ Internet)
Khi bị đình chỉ thì công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin về việc đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong thời gian nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đình chỉ, khôi phục hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh
...
2. Kể từ khi nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh:
a) Trong thời hạn 24 giờ, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh có trách nhiệm công bố thông tin về việc đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh phải công bố thông tin về phương án, thời hạn và lộ trình xử lý các hợp đồng còn hiệu lực và gửi thông báo cho từng khách hàng của mình về phương án xử lý hợp đồng với khách hàng. Thời hạn xử lý phải bảo đảm khách hàng có tối thiểu 45 ngày để xử lý các vị thế và chuyển khoản tài sản ký quỹ, nhưng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày công bố thông tin.
...
Như vậy, theo quy định trên, khi bị đình chỉ thì công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin về việc đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin về phương án, thời hạn và lộ trình xử lý các hợp đồng còn hiệu lực và gửi thông báo cho từng khách hàng của mình về phương án xử lý hợp đồng với khách hàng.
Thời hạn xử lý phải bảo đảm khách hàng có tối thiểu 45 ngày để xử lý các vị thế và chuyển khoản tài sản ký quỹ, nhưng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày công bố thông tin.
Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm gì trong thời gian bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 158/2020/NĐ-CP thì trong thời gian bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm như sau:
(1) Định kỳ hàng tháng hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thực hiện báo cáo, công bố thông tin về tình trạng của mình và các hoạt động có liên quan;
Không được ký mới các hợp đồng kinh doanh chứng khoán phái sinh, tạm ngừng mọi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, trừ các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 3 Điều 6 Nghị định 158/2020/NĐ-CP;
(2) Thanh lý, đóng vị thế trên tài khoản tự doanh, tài khoản tạo lập thị trường (nếu có), bảo đảm ưu tiên thực hiện các giao dịch của khách hàng trước các giao dịch đóng vị thế của chính mình;
(3) Thanh toán đầy đủ các khoản thuế, giá dịch vụ, các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh (nếu có).
Lưu ý: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định khôi phục hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh của công ty quản lý quỹ sau khi tổ chức này đã khắc phục được hết các hành vi dẫn tới bị đình chỉ hoạt động.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty quản lý quỹ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?