Công ty quản lý quỹ thành viên được phép vay thế chấp từ ngân hàng lưu ký tối đa bao nhiêu theo quy định của pháp luật?
- Công ty quản lý quỹ thành viên được đầu tư tối đa bao nhiêu vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng?
- Công ty quản lý quỹ thành viên được phép vay thế chấp từ ngân hàng lưu ký tối đa bao nhiêu theo quy định của pháp luật?
- Công ty quản lý quỹ thành viên xác định giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ như thế nào?
Công ty quản lý quỹ thành viên được đầu tư tối đa bao nhiêu vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng?
Công ty quản lý quỹ thành viên được đầu tư tối đa bao nhiêu vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải căn cứ quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Thông tư 98/2020/TT-BTC, nội dung như sau:
Danh mục và hoạt động đầu tư của quỹ
...
5. Trong hoạt động quản lý quỹ thành viên, công ty quản lý quỹ bảo đảm:
...
c) Chỉ được đầu tư vào chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng do các công ty quản lý quỹ khác quản lý và bảo đảm các hạn chế sau:
...
- Không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.
Như vậy, công ty quản lý quỹ thành viên được đầu tư tối đa 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.
Công ty quản lý quỹ thành viên được phép vay thế chấp từ ngân hàng lưu ký tối đa bao nhiêu theo quy định của pháp luật?
Công ty quản lý quỹ thành viên được phép vay thế chấp từ ngân hàng lưu ký tối đa bao nhiêu cần căn cứ quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 Thông tư 98/2020/TT-BTC, nội dung như sau:
Danh mục và hoạt động đầu tư của quỹ
...
5. Trong hoạt động quản lý quỹ thành viên, công ty quản lý quỹ bảo đảm:
...
d) Trường hợp Điều lệ quỹ có quy định, quỹ được vay thế chấp, thấu chi hoặc các hình thức khác từ ngân hàng lưu ký, vay mua chứng khoán (giao dịch ký quỹ) theo nguyên tắc sau:
...
- Hạn mức vay do Đại hội nhà đầu tư quyết định, nhưng phải bảo đảm tổng nợ và các khoản phải trả của quỹ không vượt quá 30% tổng tài sản của quỹ tại mọi thời điểm;
...
Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể hạn mức vay thế chấp từ ngân hàng lưu ký của công ty quản lý quỹ thành viên.
Hạn mức vay sẽ do Đại hội nhà đầu tư quyết định, nhưng phải bảo đảm tổng nợ và các khoản phải trả của quỹ không vượt quá 30% tổng tài sản của quỹ tại mọi thời điểm.
Công ty quản lý quỹ thành viên được phép vay thế chấp từ ngân hàng lưu ký tối đa bao nhiêu theo quy định của pháp luật?(Hình từ Internet)
Công ty quản lý quỹ thành viên xác định giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ như thế nào?
Công ty quản lý quỹ thành viên xác định giá trị tài sản ròng của quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 98/2020/TT-BTC, nội dung như sau:
Giá trị tài sản ròng, giao dịch tài sản của quỹ
1. Công ty quản lý quỹ xác định hoặc ủy quyền cho ngân hàng lưu ký thực hiện cung cấp dịch vụ quản trị quỹ định kỳ hàng tháng xác định giá trị tài sản ròng của quỹ và giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ. Việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 8 Điều 20 Thông tư này. Danh sách các tổ chức báo giá, sổ tay định giá phải được Ban đại diện quỹ phê duyệt.
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Thông tư 98/2020/TT-BTC, nội dung như sau:
Giá trị tài sản ròng của quỹ
1. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ ETF và giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ, trong đó:
a) Giá trị tài sản ròng của quỹ được xác định bằng tổng giá trị tài sản trừ đi tổng nợ phải trả của quỹ. Tổng giá trị tài sản của quỹ được xác định theo giá thị trường hoặc giá trị hợp lý của tài sản (trong trường hợp không xác định được giá thị trường). Tổng nợ phải trả của quỹ là các khoản nợ hoặc nghĩa vụ thanh toán của quỹ tính đến ngày gần nhất trước ngày định giá. Giá trị tài sản ròng được làm tròn theo quy định trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Phần dư phát sinh từ việc làm tròn giá trị tài sản ròng của quỹ được hạch toán vào quỹ. Phương pháp xác định giá thị trường, giá trị hợp lý các tài sản có trong danh mục, giá trị các khoản nợ và nghĩa vụ thanh toán thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này và quy định nội bộ tại sổ tay định giá hoặc được Ban đại diện quỹ chấp thuận bằng văn bản. Bất động sản phải được định giá tối thiểu một lần trong năm;
Như vậy, Công ty quản lý quỹ thành viên xác định giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ theo công thức sau:
Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị tài sản - Tổng nợ phải trả
Trong đó:
- Tổng giá trị tài sản của quỹ được xác định theo giá thị trường hoặc giá trị hợp lý của tài sản (trong trường hợp không xác định được giá thị trường).
- Tổng nợ phải trả của quỹ là các khoản nợ hoặc nghĩa vụ thanh toán của quỹ tính đến ngày gần nhất trước ngày định giá.
Lưu ý: Giá trị tài sản ròng được làm tròn theo quy định trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
Phần dư phát sinh từ việc làm tròn giá trị tài sản ròng của quỹ được hạch toán vào quỹ.
Hoàng Minh Hiến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty quản lý quỹ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?