Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn pháp định 3 tỷ đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán hay không?
Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn pháp định 3 tỷ đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán hay không?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định về vốn pháp định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn như sau:
Vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn là 3 (ba) tỷ đồng Việt Nam; từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam.
2. Trong quá trình hoạt động, công ty trách nhiệm hữu hạn phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp kiểm toán phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Theo đó, vốn pháp định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn là 3 (ba) tỷ đồng Việt Nam; từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam.
Như vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn pháp định 3 tỷ chưa đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn pháp định 3 tỷ đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán hay không? (Hình từ Internet)
Để kinh doanh dịch vụ kiểm toán, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có tối thiểu bao nhiêu kiểm toán viên?
Theo khoản 1 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;
d) Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
đ) Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề.
...
Đồng thời theo quy định tại Điều 7 Nghị định 17/2012/NĐ-CP về mức vốn góp của kiểm toán viên hành nghề như sau:
Mức vốn góp của kiểm toán viên hành nghề
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán phải có ít nhất 02 (hai) thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.
2. Kiểm toán viên hành nghề không được đồng thời là thành viên góp vốn của hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên.
Theo đó, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó có ít nhất 02 thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty.
Kiểm toán viên hành nghề phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nào?
Theo Phần A Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BTC, kiểm toán viên hành nghề phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức cơ bản sau đây:
- Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh;
- Tính khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình;
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng;
- Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba;
- Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ kiểm toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?