Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương thực hiện chức năng gì? Tổ chức sự nghiệp nào trực thuộc Cục Phòng vệ thương mại?
Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương thực hiện chức năng gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Phòng vệ thương mại là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Phòng vệ thương mại có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế viết bằng tiếng Anh: Trade Remedies Authority of Viet Nam.
Tên viết tắt: TRAV.
Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;
Đồng thời, tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Cục Phòng vệ thương mại (Hình từ Internet)
Cục Phòng vệ thương mại có được tham gia góp ý đối với các nội dung công việc liên quan đến phòng vệ thương mại do các đơn vị ngoài Cục đề nghị không?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
6. Tham gia góp ý đối với các nội dung công việc liên quan đến lĩnh vực phòng vệ thương mại do các đơn vị trong và ngoài Cục đề nghị.
7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
8. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; được sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc theo quy định của pháp luật.
9. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách có liên quan đến các lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
10. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ chức, cá nhân liên quan tới công tác chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
11. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các hội/hiệp hội ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực được phân công phụ trách theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý và cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
13. Tổ chức thanh tra chuyên ngành, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.
14. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ Công Thương.
15. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ về thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.
16. Quản lý tài chính, tài sản được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Phòng vệ thương mại có quyền tham gia góp ý đối với các nội dung công việc liên quan đến phòng vệ thương mại do các đơn vị ngoài Cục đề nghị.
Tổ chức sự nghiệp nào trực thuộc Cục Phòng vệ thương mại?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 3752/QĐ-BCT năm 2017, có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Bộ máy giúp việc Cục trưởng:
a) Văn phòng;
b) Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp;
c) Phòng Điều tra thiệt hại và tự vệ;
d) Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài;
đ) Phòng Pháp chế.
2. Tổ chức sự nghiệp thuộc Cục:
Trung tâm Thông tin và Cảnh báo.
Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức sự nghiệp trực thuộc Cục Phòng vệ thương mại là Trung tâm Thông tin và Cảnh báo.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cục phòng vệ thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?