Cứu hộ giao thông đường thủy nội địa là gì? Thuyền trưởng có được buộc tàu của mình vào tàu chở khách khi cứu hộ không?
Cứu hộ giao thông đường thủy nội địa là gì?
Cứu hộ giao thông đường thủy nội địa được quy định tại khoản 1 Điều 98e Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, được bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 như sau:
Cứu hộ giao thông đường thủy nội địa
1. Cứu hộ giao thông đường thủy nội địa là hoạt động cứu phương tiện, tàu biển, tàu cá hoặc tài sản trên phương tiện, tàu biển, tàu cá thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động hỗ trợ gồm cả việc kéo, đẩy phương tiện, tàu biển, tàu cá đang bị nguy hiểm trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
2. Cứu hộ giao thông đường thủy nội địa được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân cứu hộ (sau đây gọi là bên cứu hộ) và chủ phương tiện, tàu biển, tàu cá được cứu hộ (sau đây gọi là bên được cứu hộ).
3. Việc giải quyết tranh chấp về thanh toán tiền công cứu hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
Theo quy định trên, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa được hiểu là hoạt động cứu phương tiện, tàu biển, tàu cá hoặc tài sản trên phương tiện, tàu biển, tàu cá thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động hỗ trợ gồm cả việc kéo, đẩy phương tiện, tàu biển, tàu cá đang bị nguy hiểm trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
Cứu hộ giao thông đường thủy nội địa được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân cứu hộ (gọi là bên cứu hộ) và chủ phương tiện, tàu biển, tàu cá được cứu hộ (gọi là bên được cứu hộ).
Cứu hộ giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Bên cứu hộ và bên được cứu hộ khi thực hiện cứu hộ giao thông đường thủy nội địa có những nghĩa vụ gì?
Nghĩa vụ của bên cứu hộ, bên được cứu hộ được quy định tại Điều 98g Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, được bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 như sau:
Nghĩa vụ của bên cứu hộ, bên được cứu hộ
1. Bên cứu hộ có nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện theo thỏa thuận cứu hộ;
b) Tiến hành việc cứu hộ một cách tích cực;
c) Áp dụng biện pháp thích hợp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về phương tiện, tài sản và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
d) Yêu cầu sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân cứu hộ khác trong trường hợp cần thiết;
đ) Chấp nhận hành động cứu hộ của tổ chức, cá nhân cứu hộ khác khi có yêu cầu hợp lý của bên được cứu hộ.
2. Bên được cứu hộ có nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện theo thỏa thuận cứu hộ;
b) Hợp tác với bên cứu hộ trong suốt quá trình thực hiện cứu hộ;
c) Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình được cứu hộ.
Theo quy định trên, khi thực hiện cứu hộ giao thông đường thủy nội địa, bên cứu hộ có nghĩa vụ sau:
- Thực hiện theo thỏa thuận cứu hộ;
- Tiến hành việc cứu hộ một cách tích cực;
- Áp dụng biện pháp thích hợp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về phương tiện, tài sản và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
- Yêu cầu sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân cứu hộ khác trong trường hợp cần thiết;
- Chấp nhận hành động cứu hộ của tổ chức, cá nhân cứu hộ khác khi có yêu cầu hợp lý của bên được cứu hộ.
Bên được cứu hộ có nghĩa vụ sau:
- Thực hiện theo thỏa thuận cứu hộ;
- Hợp tác với bên cứu hộ trong suốt quá trình thực hiện cứu hộ;
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình được cứu hộ.
Thuyền trưởng có được buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách khi cứu hộ giao thông đường thủy nội địa không?
Chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa được quy định tại Điều 36 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 như sau:
Chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa
1. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi điều khiển phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo quy tắc giao thông và báo hiệu đường thuỷ nội địa quy định tại Luật này.
2. Thuyền trưởng tàu biển, tàu cá khi điều khiển tàu biển, tàu cá hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo báo hiệu đường thuỷ nội địa và quy tắc giao thông quy định đối với phương tiện có động cơ.
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình phải điều khiển phương tiện với tốc độ an toàn để có thể xử lý các tình huống tránh va, không gây mất an toàn đối với phương tiện khác hoặc tổn hại đến các công trình; giữ khoảng cách an toàn giữa phương tiện mình đang điều khiển với phương tiện khác; phải giảm tốc độ của phương tiện trong các trường hợp sau đây:
a) Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bị nạn, phương tiện chở hàng nguy hiểm;
b) Đi trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa;
c) Đi gần đê, kè khi có nước lớn.
4. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình không được bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng.
Theo quy định trên, thuyền trưởng khi hành trình không được bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng.
Như vậy, trong trường hợp cứu hộ giao thông đường thủy nội địa thì thuyền trưởng được buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao thông đường thủy nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?