Đã có Thông tư 57/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập?

Thông tư 57 hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập điều chỉnh các nội dung nào? Câu hỏi của anh Hào đến từ Đồng Tháp.

Nội dung hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập?

Căn cứ quy định tại Điều 1 Thông tư 57/2022/TT-BTC quy định như sau:

Nội dung hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp bao gồm 04 nội dung sau:

- Lập dự toán thu, chi quy định tại Điều 9, khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 148/2021/NĐ-CP.

- Khai, nộp vào ngân sách nhà nước các khoản thu quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 148/2021/NĐ-CP.

- Chị thường xuyên và chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 148/2021/NĐ-CP.

- Xử lý các khoản phải thu, các khoản lãi chậm nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp (sau đây gọi là Quỹ) phát sinh trước thời điểm Nghị định 148/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định 148/2021/NĐ-CP.

Như vậy, Thông tư 57/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 148/2021/NĐ-CP về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp theo 04 nhóm nội dung nêu trên.

Đã có Thông tư 57/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập?

Đã có Thông tư 57/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập? (Hình từ Internet)

Đối tượng thực hiện theo hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 57/2022/TT-BTC, các đối tượng sau đây thực hiện theo hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan đại diện chủ sở hữu (sau đây gọi là Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (bao gồm cả ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp cấp 1).

- Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước là các công ty cổ phần (bao gồm cả ngân hàng thương mại cổ phần, công ty cổ phần hình thành từ cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập), công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

- Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước).

- Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần theo quy định của Chính phủ.

- Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (sau đây gọi là SCIC); Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (sau đây gọi là DATC).

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập.

Lưu ý: Các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 148/2021/NĐ-CP không thuộc đối tượng quản lý thu, chi từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Chương II Thông tư 57/2022/TT-BTC.

Thời gian áp dụng hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập?

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 57/2022/TT-BTC quy định như sau:

- Kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2022 áp dụng quy định hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp theo Thông tư 57/2022/TT-BTC

- Sửa đổi quy định nộp tiền thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp cấp 1 về Quỹ thành nộp vào ngân sách nhà nước tại khoản 7 Điều 9, khoản 2 Điều 10, các khoản 1, 3 Điều 11, các khoản 2, 6, 7 Điều 12, Điều 15, các khoản 6, 7 Điều 17, khoản 3 Điều 19 Thông tư 32/2021/TT-BTC và các Phụ lục số 8, 9, 10, 11, 12 ban hành kèm theo Thông tư 32/2021/TT-BTC; khoản 2 Điều 25 Thông tư 21/2019/TT-BTC.

- Sửa đổi quy định nộp tiền thu từ doanh nghiệp cấp 2 do doanh nghiệp cấp 1 nắm giữ 100% vốn điều lệ về Quỹ thành nộp về doanh nghiệp cấp 1 tại khoản 7 Điều 9, khoản 2 Điều 10, các khoản 1, 3 Điều 11, các khoản 5, 6, 7 Điều 12, khoản 2 Điều 14, các khoản 6, 7 Điều 17, khoản 3 Điều 19, khoản 4 Điều 20 Thông tư 32/2021/TT-BTC và các Phụ lục số 8, 9, 10, 11, 12 ban hành kèm theo Thông tư 32/2021/TT-BTC; khoản 2 Điều 25 Thông tư số 21/2019/TT-BTC.

- Bãi bỏ Thông tư 184/2012/TT-BTC ngày 25/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 21/2012/QĐ-TTg năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

- Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các văn bản mới.

Thông tư 57/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 31/10/2022.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp

Trịnh Ngọc Diệp

Doanh nghiệp
Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp Đơn vị sự nghiệp công lập
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giá cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được xác định như thế nào và chi phí hợp lý cho việc thuê tài sản công gồm những chi phí nào?
Pháp luật
Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh lỗ thì được bù lỗ vào đâu? Có được trích lập dự phòng tiền lương khi kinh doanh lỗ?
Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp Việt Nam là gì? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam là gì?
Pháp luật
Số lượng cấp phó đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định là bao nhiêu người?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thuê máy siêu âm để phục vụ hoạt động tại đơn vị sự nghiệp công lập cần chuẩn bị các giấy tờ gì?
Pháp luật
Xin chủ trương của cấp thẩm quyền cho các mua sắm mang tính chất hoạt động thường xuyên của đơn vị như hóa chất, vật tư, y tế quy định thế nào?
Pháp luật
Hybrid working là gì? Mẫu Đơn xin chuyển đổi hình thức làm việc dành cho doanh nghiệp mới nhất?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được phân loại như thế nào?
Pháp luật
Xây dựng, thẩm định, phê duyệt vị trí việc làm đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào