Đại lý bao tiêu mua bán hàng hóa có phải là một hình thức đại lý trong hoạt động thương mại không?
- Đại lý bao tiêu mua bán hàng hóa có phải là một hình thức đại lý trong hoạt động thương mại hay không?
- Đại lý bao tiêu mua bán hàng hóa có quyền giao kết hợp đồng đại lý với nhiều bên giao đại lý hay không?
- Trường hợp thù lao đại lý tính theo hình thức chênh lệch giá, bên giao đại lý có quyền ấn định giá bán hàng cho khách hàng của đại lý bao tiêu không?
Đại lý bao tiêu mua bán hàng hóa có phải là một hình thức đại lý trong hoạt động thương mại hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 169 Luật Thương mại 2005 có quy định về các hình thức đại lý như sau:
Các hình thức đại lý
1. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.
4. Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.
Theo quy định nêu trên đã quy định cụ thể về 03 hình thức đại lý chính và cho phép các thương nhân có quyền thỏa thuận các hình thức đại lý khác trong kinh doanh thương mại.
Theo đó, đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
Đại lý bao tiêu mua bán hàng hóa có phải là một hình thức đại lý trong hoạt động thương mại hay không? (Hình từ Internet)
Đại lý bao tiêu mua bán hàng hóa có quyền giao kết hợp đồng đại lý với nhiều bên giao đại lý hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 174 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền của bên đại lý như sau:
Quyền của bên đại lý
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây:
1. Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật này;
...
Như vậy, đại lý bao tiêu mua bán hàng hóa có quyền giao kết hợp đồng đại lý với nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.
Trường hợp thù lao đại lý tính theo hình thức chênh lệch giá, bên giao đại lý có quyền ấn định giá bán hàng cho khách hàng của đại lý bao tiêu không?
Thù lao đại lý được quy định tại Điều 171 Luật Thương mại 2005 cụ thể như sau:
Thù lao đại lý
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
2. Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.
3. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.
4. Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau:
a) Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;
b) Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;
c) Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Như vậy, thù lao đại lý về cơ bản được xác định theo một trong hai hình thức là hoa hồng hoặc chênh lệch giá và các bên cũng có quyền thỏa thuận hình thức xác định thù lao đại lý khác ngoài hai hình thức trên.
Căn cứ vào quy định khoản 2 Điều này, trong hình thức chênh lệch giá thì bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý.
Mặt khác, nếu thù lao đại lý tính bằng hình thức hoa hồng thì bên giao đại lý ấn định giá mua bán hàng cho khách hàng của đại lý bao tiêu cho khách hàng. Đại lý bao tiêu được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa
Do đó, trong trường hợp thù lao đại lý tính theo hình thức chênh lệch giá thì bên giao đại lý không ấn định giá bán hàng cho khách hàng của đại lý bao tiêu.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đại lý bao tiêu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?