Danh lam thắng cảnh được xác định là di sản thiên nhiên trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật?
- Danh lam thắng cảnh được xác định là di sản thiên nhiên trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật?
- Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là danh lam thắng cảnh bao gồm nội dung nào?
- Cơ quan nào thực hiện điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên là danh lam thắng cảnh?
Danh lam thắng cảnh được xác định là di sản thiên nhiên trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật?
Danh lam thắng cảnh được xác định là di sản thiên nhiên trong trường hợp nào theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nội dung như sau:
Di sản thiên nhiên
1. Di sản thiên nhiên bao gồm:
a) Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
b) Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;
c) Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật này.
2. Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên thuộc điểm c khoản 1 Điều này căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên;
b) Có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn;
c) Có đặc điểm nổi bật, độc đáo về địa chất, địa mạo hoặc chứa đựng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất;
d) Có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
...
Theo đó, danh lam thắng cảnh được xác định là di sản thiên nhiên trong trường hợp danh lam thắng cảnh này được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Danh lam thắng cảnh (Hình từ Internet)
Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là danh lam thắng cảnh bao gồm nội dung nào?
Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là danh lam thắng cảnh bao gồm nội dung quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
1. Điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên bao gồm điều tra, đánh giá định kỳ 05 năm một lần và hoạt động điều tra, đánh giá khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Việc điều tra, đánh giá định kỳ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Diễn biến môi trường và các giá trị thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn theo tiêu chí xác lập, công nhận di sản thiên nhiên;
b) Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có tác động xấu đến môi trường di sản thiên nhiên; hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị tài nguyên, dịch vụ hệ sinh thái của di sản thiên nhiên;
c) Hoạt động phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn các giá trị của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên; thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật;
d) Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là danh lam thắng cảnh bao gồm nội dung sau:
- Diễn biến môi trường và các giá trị thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn theo tiêu chí xác lập, công nhận di sản thiên nhiên;
- Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có tác động xấu đến môi trường di sản thiên nhiên; hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị tài nguyên, dịch vụ hệ sinh thái của di sản thiên nhiên;
- Hoạt động phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn các giá trị của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên; thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật;
- Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Cơ quan nào thực hiện điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên là danh lam thắng cảnh?
Cơ quan thực hiện điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên là danh lam thắng cảnh được quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
...
2. Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên thực hiện điều tra, đánh giá định kỳ di sản thiên nhiên theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này; gửi báo cáo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có di sản thiên nhiên và cập nhật kết quả điều tra, đánh giá theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu báo cáo quy định tại khoản này.
...
Như vậy, cơ quan thực hiện điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên là danh lam thắng cảnh là ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý di sản.
Hoàng Minh Hiến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Danh lam thắng cảnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?