Danh mục bệnh thuộc diện không nhận vào dân quân thường trực mới nhất hiện nay được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc: Danh mục bệnh thuộc diện không nhận vào dân quân thường trực mới nhất hiện nay được quy định thế nào? Dân quân thường trực hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ được hưởng trợ cấp một lần bao nhiêu? - câu hỏi của anh H. (Bình Phước).

Danh mục bệnh thuộc diện không nhận vào dân quân thường trực mới nhất hiện nay được quy định thế nào?

Danh mục bệnh thuộc diện không nhận vào dân quân thường trực mới nhất hiện nay được quy định theo Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:

STT

Tên bệnh

MÃ BỆNH ICD10

1

Tâm thần

F20 đến F29

2

Động kinh

G40

3

Bệnh Parkinson

G20

4

Mù một mắt

H54.4

5

Điếc

H90

6

Di chứng do lao xương khớp

B90.2

7

Di chứng do phong

B92

8

Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính)

C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47

9

Người nhiễm HIV

B20 đến B24; Z21

10

Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng


Trước đây, Danh mục bệnh thuộc diện không nhận vào dân quân thường trực mới nhất hiện nay được quy định theo Mục III Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:

STT

Tên bệnh

MÃ BỆNH ICD10

1

Tâm thần:

- Tâm thần phân liệt

- Rối loạn loại phân liệt

- Rối loạn hoang tưởng dai dẳng

- Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời

- Rối loạn hoang tưởng cảm ứng

- Rối loạn phân liệt cảm xúc

- Rối loạn loạn thần không thực tổn khác

- Loạn thần không thực tổn không biệt định

(F20- F29)

2

Động kinh

G40

3

Bệnh Parkinson

G20

4

Mù một mắt

H54.4

5

Điếc

H90

6

Di chứng do lao xương, khớp

B90.2

7

Di chứng do phong

B92

8

Các bệnh lý ác tính

- Nhóm bệnh u ác tính

- Nhóm bệnh u tân sinh tại chỗ

- Bệnh đa hồng cầu

- Hội chứng loạn sản tuỷ xương

- U tân sinh khác không chắc chắn hoặc không biết sinh chất của mô ulympho, mô tạo huyết và mô liên quan

C00 đến C97; D00 đến D09; D45-D47

9

Người nhiễm HIV

- Nhiễm trùng và ký sinh trùng trên người nhiễm HIV

- U ác tính trên người nhiễm HIV

- Bệnh HIV dẫn đến các bệnh xác định khác

- Bệnh HIV dẫn đến bệnh lý khác

- Bệnh do HIV không xác định

B20 đến B24, Z21

10

Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng


dân quân thường trực

Danh mục bệnh thuộc diện không nhận vào dân quân thường trực mới nhất hiện nay được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Việc kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện như thế nào?

Việc kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện theo Điều 15 Thông tư 105/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:

Kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị
1. Tổ kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị do Trung tâm Y tế cấp huyện quyết định thành lập. Tổ kiểm tra sức khỏe gồm ít nhất 3 thành viên: 01 bác sĩ làm tổ trưởng và 2 nhân viên y tế thuộc Trạm y tế cấp xã hoặc Trung tâm Y tế cấp huyện; có nhiệm vụ kiểm tra sức khỏe, lập phiếu kiểm tra sức khỏe và tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định.
2. Nội dung kiểm tra sức khỏe gồm:
a) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình;
b) Kiểm tra thể lực;
c) Đo mạch, huyết áp;
d) Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa.
3. Quy trình kiểm tra sức khỏe:
a) Căn cứ kế hoạch huấn luyện quân nhân dự bị, Tổ kiểm tra sức khỏe lập phiếu kiểm tra sức khỏe cho 100% quân nhân dự bị theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Xây dựng kế hoạch và kiểm tra sức khỏe theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả theo Mẫu 1a và Mẫu 1c Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

Trước đây, việc kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:

Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự
1. Tổ kiểm tra sức khỏe
a) Tổ kiểm tra sức khỏe do Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm y tế huyện) ra quyết định thành lập. Tổ kiểm tra sức khỏe gồm ít nhất 3 thành viên: 01 bác sỹ làm tổ trưởng và 2 nhân viên y tế khác thuộc trạm y tế xã, khi cần thiết có thể được điều động từ Trung tâm Y tế huyện;
b) Tổ kiểm tra sức khỏe có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra sức khỏe, lập phiếu kiểm tra sức khỏe và tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định.
2. Nội dung kiểm tra sức khỏe
a) Kiểm tra về thể lực;
b) Lấy mạch, huyết áp;
c) Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa;
d) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.
3. Quy trình kiểm tra sức khỏe
a) Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện quân nhân dự bị của quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng được triệu tập tham gia huấn luyện dự bị động viên trên địa bàn được giao quản lý;
b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra sức khỏe;
c) Lập phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Tổ chức kiểm tra sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;
đ) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe theo Mẫu 1a và Mẫu 5a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, việc kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện theo quy định nêu trên.

Dân quân thường trực hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ được hưởng trợ cấp một lần bao nhiêu?

Định mức bảo đảm trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực được căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 72/2020/NĐ-CP như sau:

Định mức bảo đảm trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực
1. Mức trợ cấp ngày công lao động, trợ cấp ngày công lao động tăng thêm, tiền ăn theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 11 Nghị định này; đối với dân quân thuộc hải đội dân quân thường trực thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này; được bảo đảm nơi ăn, nghỉ.
2. Mức trợ cấp một lần cho dân quân thường trực khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, cứ mỗi năm phục vụ trong đơn vị dân quân thường trực được trợ cấp bằng 2.980.000 đồng. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được trợ cấp; từ 01 tháng đến 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1.490.000 đồng; từ 07 tháng đến 11 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2.980.000 đồng.
3. Mức trợ cấp đặc thù đi biển theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này.
4. Mức hưởng các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
5. Tiêu chuẩn vật chất hậu cần như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ.

Theo đó, mức trợ cấp một lần cho dân quân thường trực được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ cứ mỗi năm phục vụ trong đơn vị dân quân thường trực được trợ cấp bằng 2.980.000 đồng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dân quân tự vệ

Huỳnh Lê Bình Nhi

Dân quân tự vệ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dân quân tự vệ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dân quân tự vệ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đã đi dân quân tự vệ vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự nếu thuộc những trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Điều kiện, tiêu chuẩn về sức khỏe đối với công dân tham gia dân quân tự vệ là gì? Công dân trốn tránh không tham gia dân quân tự vệ sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn đi dân quân tự vệ là bao nhiêu năm? Độ tuổi nào thì được đi dân quân tự vệ theo quy định?
Pháp luật
Chỉ huy Dân quân tự vệ bị tai nạn trong lúc thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội thì được hưởng chế độ chính sách gì không?
Pháp luật
Mức trợ cấp một lần cho dân quân tự vệ thường trực khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình là bao nhiêu?
Pháp luật
Nếu đã tham gia dân quân tự vệ thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa không? Thành phần tổ chức và nguyên tắc hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ như thế nào?
Pháp luật
Về việc tuyển chọn tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ thì công dân có thể liên hệ ai để được hướng dẫn?
Pháp luật
Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ tại chỗ đối với Trung đội trưởng được quy định thế nào?
Pháp luật
Thành phần của dân quân tự vệ bao gồm những gì? Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ hiện nay là bao lâu?
Pháp luật
Công tác Dân quân tự vệ là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ có bao gồm phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào