Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp tại chính quyền địa phương?
- Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp tại chính quyền địa phương ra sao?
- Chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm các nguyên tắc gì?
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp tại chính quyền địa phương là bao lâu?
Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp tại chính quyền địa phương ra sao?
Căn cứ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BTP, quy định về danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp tại chính quyền địa phương như sau:
STT | Lĩnh vực | Vị trí công tác định kỳ chuyển đổi |
1 | Lĩnh vực lý lịch tư pháp | Giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. |
2 | Lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch | (1) Giải quyết các thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. (2) Giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch. (3) Giải quyết hồ sơ xin nhập, xin thôi, xin trở lại quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; giấy xác nhận là người gốc Việt Nam. |
3 | Lĩnh vực nuôi con nuôi | Giải quyết việc nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. |
4 | Lĩnh vực công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, thừa phát lại | (1) Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng; hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng. (2) Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. (3) Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, thu hồi, thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản, chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản. (4) Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, thu hồi, thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh Trung tâm trọng tài, Chi nhánh Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. (5) Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, thu hồi, thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại, Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại, Chi nhánh, văn phòng đại diện Trung tâm hòa giải thương mại thành lập ở nước ngoài. (6) Thẩm định hồ sơ và thực hiện thủ tục trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập, chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của Văn phòng thừa phát lại. |
Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp tại chính quyền địa phương? (Hình từ internet)
Chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm các nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Phòng chống tham nhũng 2018, quy định như sau:
Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng. Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ.
2. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.
5. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với những người sau đây mà không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm các nguyên tắc như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng. Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ.
(2) Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(3) Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(4) Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.
*Lưu ý: Các quy định trên cũng được áp dụng đối với những người không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sau:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp tại chính quyền địa phương là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 05/2023/TT-BTP quy định như sau:
Danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
1. Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp tại chính quyền địa phương được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
2. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là 5 năm. Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm được phân công làm việc ở vị trí công tác đó theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp tại chính quyền địa phương là 5 năm.
Thông tư 05/2023/TT-BTP có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 10 năm 2023.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển đổi vị trí công tác có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?