Danh sách cử tri trong bầu cử bổ sung phải được công bố chậm nhất là bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử bổ sung?
Việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong nhiệm kỳ sẽ được tiến hành khi nào?
Căn cứ Điều 89 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về bầu cử bổ sung như sau:
- Việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ chỉ được tiến hành khi thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 02 năm và thiếu trên mười phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội đã được bầu ở đầu nhiệm kỳ.
- Việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân trong nhiệm kỳ chỉ được tiến hành khi thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Hội đồng nhân dân thiếu trên một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đã được bầu ở đầu nhiệm kỳ;
+ Đơn vị hành chính mới được thành lập trên cơ sở nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính hiện có có số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân không đủ hai phần ba tổng số đại biểu được bầu theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.
- Quốc hội quyết định và công bố ngày bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội; Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và công bố ngày bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố ngày bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Ngày bầu cử bổ sung phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử.
Như vậy, việc bầu cử bổ sung được thực hiện theo quy định nêu trên. Theo đó, việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ chỉ được tiến hành khi thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 02 năm và thiếu trên mười phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội đã được bầu ở đầu nhiệm kỳ. Việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân trong nhiệm kỳ chỉ được tiến hành khi thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng và đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên.
Danh sách cử tri trong bầu cử bổ sung phải được công bố chậm nhất là bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử bổ sung?
Cơ quan nào quyết định thành lập Hội đồng bầu cử bổ sung?
Căn cứ Điều 90 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về tổ chức phụ trách bầu cử bổ sung như sau:
- Quốc hội thành lập Hội đồng bầu cử bổ sung để tổ chức bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội. Hội đồng bầu cử bổ sung có từ năm đến bảy thành viên gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên là đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử bổ sung, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành, lập Ban bầu cử bổ sung ở đơn vị bầu cử cần bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội. Ban bầu cử bổ sung có từ ba đến năm thành viên gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Ủy viên là đại diện chính quyền địa phương và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương.
- Đối với bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân, chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào thì Ủy ban nhân dân sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó quyết định thành lập Ủy ban bầu cử bổ sung để tổ chức bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình và chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử bổ sung, thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử cần bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân một Ban bầu cử bổ sung, Ủy ban bầu cử bổ sung có từ ba đến năm thành viên gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên; Ban bầu cử bổ sung có từ ba đến năm thành viên gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội.
- Chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử bổ sung, Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử bổ sung có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử bổ sung, Ủy ban bầu cử bổ sung, Ban bầu cử bổ sung, Tổ bầu cử bổ sung được thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật này về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử.
Như vậy, việc thành lập Hội đồng bầu cử bổ sung được thực hiện theo quy định như trên.
Danh sách cử tri trong bầu cử bổ sung phải được công bố chậm nhất là bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử bổ sung?
Căn cứ Điều 91 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định Danh sách cử tri trong bầu cử bổ sung do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo quy định tại Chương IV của Luật này và phải được công bố chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.
Như vậy, Danh sách cử tri trong bầu cử bổ sung sẽ được công bố chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.
Mai Nguyễn Thúy Cẩm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Danh sách cử tri có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?