Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo hiện nay thuộc tỉnh Cà Mau bao gồm các xã nào?
- Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo hiện nay thuộc tỉnh Cà Mau bao gồm các xã nào?
- Tiêu chí xác định xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc tỉnh Cà Mau như thế nào?
- Quy trình, thủ tục xác định xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc tỉnh Cà Mau ra sao?
Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo hiện nay thuộc tỉnh Cà Mau bao gồm các xã nào?
Theo Phụ lục II Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 353/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Như vậy, Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo hiện nay thuộc tỉnh Cà Mau bao gồm các xã sau đây:
- Xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau;
- Xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau;
- Xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau;
- Xã Khánh Lâm, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau;
- Xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau;
- Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo hiện nay thuộc tỉnh Cà Mau bao gồm các xã nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chí xác định xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc tỉnh Cà Mau như thế nào?
Theo Điều 4 Quyết định 36/2021/QĐ-TTg về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 quy định như sau:
Tiêu chí xác định xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc tỉnh Cà Mau gồm 02 tiêu chí, cụ thể như sau:
(1) Xã có đường ranh giới tiếp giáp bờ biển hoặc xã cồn bãi, cù lao, đầm phá, bán đảo, hải đảo có tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 15% trở lên theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025; xã bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn liên tục từ 03 tháng trở lên trong năm và có tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo từ 12% trở lên theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.
(2) Thiếu (hoặc chưa đạt) từ 3/9 công trình cơ sở hạ tầng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, phục vụ dân sinh, cụ thể:
- Xã chưa đạt tiêu chí quốc gia về y tế theo quy định của Bộ Y tế.
- Cơ sở vật chất của trường mầm non hoặc tiểu học hoặc trung học cơ sở chưa đạt mức 2 chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tỷ lệ phòng học kiên cố của nhà trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt dưới 75%.
- Chưa có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận được nguồn nước sạch trong sinh hoạt theo quy định của Bộ Y tế đạt dưới 85%.
- Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế đạt dưới 70%.
- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải đạt dưới 85%.
h) Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải đạt dưới 75%.
- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải đạt dưới 40% (riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long dưới 30%).
Quy trình, thủ tục xác định xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc tỉnh Cà Mau ra sao?
Theo Điều 6 Quyết định 36/2021/QĐ-TTg về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 quy định về quy trình, thủ tục xác định xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc tỉnh Cà Mau như sau:
Bước 01: Ủy ban nhân dân cấp xã lập 03 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Quyết định 36/2021/QĐ-TTg, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 02: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, tổng hợp, lập 02 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Quyết định 36/2021/QĐ-TTg, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 03: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, thẩm tra, lập hồ sơ theo quy định tại điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Quyết định 36/2021/QĐ-TTg, trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 04: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, thẩm định; lập danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xã đặc biệt khó khăn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?