Đất có mặt nước chuyên dùng là gì? Việc khai thác sử dụng đất có mặt nước chuyên dùng cần phải thực hiện như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì đất có mặt nước chuyên dùng là gì? Việc khai thác sử dụng đất có mặt nước chuyên dùng cần phải thực hiện như thế nào? Loại đất nào sẽ được sử dụng kết hợp đa mục đích?

Đất có mặt nước chuyên dùng là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 215 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
1. Đất có mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng ao, hồ, đầm, phá đã được xác định mục đích sử dụng mà không phải mục đích nuôi trồng thủy sản.
...

Theo đó, đất có mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng ao, hồ, đầm, phá đã được xác định mục đích sử dụng mà không phải mục đích nuôi trồng thủy sản.

Đất có mặt nước chuyên dùng là gì? Việc khai thác sử dụng đất có mặt nước chuyên dùng cần phải thực hiện như thế nào?

Đất có mặt nước chuyên dùng là gì? Việc khai thác sử dụng đất có mặt nước chuyên dùng cần phải thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc khai thác sử dụng đất có mặt nước chuyên dùng cần phải thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 215 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
...
2. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định, đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối được quản lý, sử dụng theo quy định sau đây:
a) Nhà nước giao cho tổ chức để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng, khai thác thủy sản;
b) Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hằng năm đối với tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
c) Nhà nước cho thuê đất có mặt nước là hồ thủy điện, thủy lợi để kết hợp sử dụng với mục đích phi nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản theo thẩm quyền;
d) Nhà nước giao, cho thuê đất trong phạm vi bảo vệ và phạm vi phụ cận đập, hồ chứa nước thuộc công trình thủy điện, thủy lợi cho tổ chức, cá nhân để quản lý, kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác theo quy định của pháp luật có liên quan và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
3. Việc khai thác, sử dụng đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định; phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm cản trở dòng chảy tự nhiên; không gây cản trở giao thông đường thủy.

Như vậy, việc khai thác sử dụng đất có mặt nước chuyên dùng phải cần lưu ý những điều sau:

- Phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định;

- Phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường;

- Không làm cản trở dòng chảy tự nhiên;

- Không gây cản trở giao thông đường thủy.

Loại đất nào sẽ được sử dụng kết hợp đa mục đích?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 218 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Sử dụng đất kết hợp đa mục đích
1. Các loại đất sau đây được sử dụng kết hợp đa mục đích:
a) Đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu;
b) Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
c) Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
d) Đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;
đ) Đất có mặt nước được sử dụng kết hợp đa mục đích theo quy định tại các điều 188, 189 và 215 của Luật này;
e) Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
g) Đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Luật này được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời.
2. Việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Không làm thay đổi loại đất theo phân loại đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 và đã được xác định tại các loại giấy tờ quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trở lại sử dụng đất vào mục đích chính;
c) Không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;
d) Hạn chế ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường;
đ) Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;
e) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;
g) Tuân thủ pháp luật có liên quan.
...

Theo đó, các loại đất sau đây sẽ được sử dụng kết hợp đa mục đích:

- Đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu;

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;

- Đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;

- Đất có mặt nước được sử dụng kết hợp đa mục đích theo quy định tại các điều 188, 189 và 215 của Luật Đất đai 2024;

- Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;

- Đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Luật Đất đai 2024 được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đất có mặt nước chuyên dùng

Trịnh Kim Quốc Dũng

Đất có mặt nước chuyên dùng
Sử dụng đất kết hợp đa mục đích
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đất có mặt nước chuyên dùng có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào