Đấu giá tài sản công là gì? Việc bán tài sản công tại cơ quan nhà nước trong những trường hợp nào không được thực hiện theo hình thức đấu giá?
Đấu giá tài sản công là gì?
Đấu giá tài sản công được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:
Đấu giá tài sản công là hình thức bán tài sản công theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Theo đó, đấu giá tài sản công là hình thức bán tài sản công theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Đấu giá tài sản công là gì? (Hình từ Internet)
Việc bán tài sản công tại cơ quan nhà nước trong những trường hợp nào không được thực hiện theo hình thức đấu giá?
Việc bán tài sản công tại cơ quan nhà nước trong những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 thì không được thực hiện theo hình thức đấu giá, cụ thể:
Bán tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Tài sản công được bán trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản công bị thu hồi được xử lý theo hình thức bán quy định tại Điều 41 của Luật này;
b) Cơ quan nhà nước được giao sử dụng tài sản công không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển;
c) Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công;
d) Tài sản công được thanh lý theo hình thức bán quy định tại Điều 45 của Luật này.
2. Việc bán tài sản công được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp bán các loại tài sản công có giá trị nhỏ theo hình thức niêm yết giá công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc cơ quan nhà nước có tài sản bán có trách nhiệm tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tài sản công tại cơ quan nha nước được bán trong các trường hợp sau đây:
- Tài sản công bị thu hồi được xử lý theo hình thức bán quy định tại Điều 41 của Luật này;
- Cơ quan nhà nước được giao sử dụng tài sản công không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển;
- Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công;
- Tài sản công được thanh lý theo hình thức bán quy định tại Điều 45 của Luật này.
Và việc bán tài sản công được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp bán các loại tài sản công có giá trị nhỏ theo hình thức niêm yết giá công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ.
Chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước có thuộc chi phí có liên quan đến xử lý tài sản công không?
Chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước có thuộc chi phí có liên quan đến xử lý tài sản công không thì căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 48 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Số tiền thu được từ xử lý tài sản công được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, sau khi trừ đi chi phí có liên quan đến xử lý tài sản, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
2. Chi phí có liên quan đến xử lý tài sản công phải được lập dự toán và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chi phí có liên quan đến xử lý tài sản công bao gồm:
a) Chi phí kiểm kê, đo vẽ;
b) Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ, tiêu hủy;
c) Chi phí định giá và thẩm định giá tài sản;
d) Chi phí tổ chức bán đấu giá;
đ) Chi phí hợp lý khác có liên quan.
3. Trường hợp cơ quan nhà nước được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép xử lý tài sản công để mua sắm tài sản thay thế thì được ưu tiên bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước.
Trường hợp cơ quan nhà nước được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép xử lý tài sản công là trụ sở làm việc và có dự án đầu tư xây dựng, mua sắm, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc thì được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công và ưu tiên bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước.
Theo đó, chi phí có liên quan đến xử lý tài sản công bao gồm:
- Chi phí kiểm kê, đo vẽ;
- Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ, tiêu hủy;
- Chi phí định giá và thẩm định giá tài sản;
- Chi phí tổ chức bán đấu giá;
- Chi phí hợp lý khác có liên quan.
Như vậy, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc chi phí có liên quan đến xử lý tài sản công.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đấu giá tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?