Có thể đấu giá tài sản bằng cách thức bốc thăm được không? Những tài sản nào không được đấu giá bằng cách thức bốc thăm?
Có thể đấu giá tài sản bằng cách thức bốc thăm được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Đấu giá tài sản 2016 về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá như sau:
Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá
1. Tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá:
a) Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;
b) Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;
c) Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;
d) Đấu giá trực tuyến.
2. Phương thức đấu giá bao gồm:
a) Phương thức trả giá lên;
b) Phương thức đặt giá xuống.
3. Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá phải được quy định trong Quy chế cuộc đấu giá và công bố công khai cho người tham gia đấu giá biết.
4. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 1 Điều này.
Theo đó phương thức đấu giá hiện nay chỉ có hai phương thức là trả giá lên hoặc đặt giá xuống, không có hình thức bốc thăm. Vì vậy trường hợp tổ chức đấu giá bằng cách thức bốc thăm không phải là một cuộc đấu giá theo đúng quy định.
Do đó nếu các doanh nghiệp, tổ chức muốn thực hiện đấu giá bằng cách thức bốc thăm thì đây chỉ là hình thức riêng của các đơn vị trong trường hợp tài sản đấu giá không bắt buộc phải đấu giá tài sản theo quy định.
Có thể đấu giá tài sản bằng cách thức bốc thăm được không? Những tài sản nào không được đấu giá bằng cách thức bốc thăm? (Hình từ Internet)
Những tài sản nào không được đấu giá bằng cách thức bốc thăm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì những tài sản sau đây phải thực hiện bán thông qua đấu giá:
- Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;
- Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
- Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
- Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
- Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
- Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
- Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
- Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.
- Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản 2016.
Như vậy, những tài sản trên thì phải được bán đấu giá theo quy định pháp luật do đó không được đấu giá bằng cách thức bốc thăm.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với người những người tham gia đấu giá tài sản theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì những hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá theo quy định pháp luật gồm:
- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
- Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
- Cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá;
- Đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đấu giá tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?