Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ? Hình ảnh người mắc bệnh đậu mùa khỉ? Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ? Hình ảnh bệnh đậu mùa khỉ?
Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ được quy định tại khoản 3 Mục 1 Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 cụ thể như sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: từ 6 đến 13 ngày (dao động từ 5 ngày đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.
- Giai đoạn khởi phát: từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi rút có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.
- Giai đoạn toàn phát: đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày, với tính chất sau:
+ Vị trí: phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.
+ Tiến triển ban: tuần tự tiến triển của ban từ dát (tổn thương có nền phẳng) - sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao) - mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong) - mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng) - đóng vảy khô - bong tróc và có thể để lại sẹo.
+ Kích thước tổn thương da: trung bình từ 0,5 cm - 1cm.
+ Số lượng tổn thương da trên một người có thể từ vài nốt cho đến dày đặc. Trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.
- Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
- Xét nghiệm chẩn đoán đậu mùa khỉ: xét nghiệm sinh học phân tử (PCR hoặc tương đương) với các bệnh phẩm dịch hầu họng (giai đoạn khởi phát), dịch nốt phỏng (giai đoạn toàn phát) đối với ca bệnh nghi ngờ để xác định căn nguyên theo quy định của Bộ Y tế.
Tải về Hình ảnh người mắc bệnh đậu mùa khỉ
Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ? Hình ảnh người mắc bệnh đậu mùa khỉ? Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? (Hình từ Internet)
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Biến chứng bệnh đậu mùa khỉ được quy định tại khoản 4 Mục 1 Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 cụ thể như sau:
I. ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
...
4. Biến chứng
Các biến chứng thường gặp của bệnh đậu mùa khỉ như nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong), viêm não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực. Đối với các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.
Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 3%-6% trên số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Hiện nay, vẫn chưa có công bố chính thức về tính chất nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, vẫn cần phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp dự phòng và kiểm soát lây nhiễm.
Bởi, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 3%-6% trên số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Xem thêm: Bảng phân loại đánh giá nguy cơ nhiễm đậu mùa khỉ dưới bảng sau:
Nguy cơ | Phơi nhiễm | Mô tả | Hoạt động giám sát | Phòng sau phơi nhiễm |
Cao | Tiếp xúc gần, trực tiếp mà không sử dụng PPE | - Người tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh bao gồm các tiếp xúc da kề da với bệnh nhân (như sờ, chạm…) và quan hệ tình dục; - Nhân viên y tế không sử dụng phương tiện PHCN (PPE) thích hợp khi trực tiếp khám, chăm sóc, điều trị; - Người cùng làm việc trong khoảng cách gần hoặc ở cùng phòng làm việc, với không gian kín hoặc thông khí kém mà không sử dụng khẩu trang, PPE. | - Theo dõi sức khỏe trong 21 ngày sau phơi nhiễm - Thực hiện báo cáo ca bệnh có thể nếu có biểu hiện triệu chứng | Tiêm vắc xin theo hướng dẫn |
Trung bình | Tiếp xúc gần với các vật dụng có nguy cơ lây nhiễm | - Tiếp xúc với các vật dụng sinh hoạt của người bệnh: quần áo, chăn, chiếu, gối…; - Một số tình huống phơi nhiễm đặc biệt khác do cán bộ dịch tễ trực tiếp điều tra xác định, bao gồm cả phơi nhiễm trong phòng XN. | - Theo dõi sức khỏe trong 21 ngày sau phơi nhiễm - Thực hiện báo cáo ca bệnh có thể nếu có biểu hiện triệu chứng | Tiêm vắc xin ngay theo hướng dẫn |
Thấp | Nghi ngờ tiếp xúc với người nhiễm bệnh | - Tiếp xúc với trường hợp bệnh ĐMK nhưng có sử dụng PPE; - Tiếp xúc trong cộng đồng từ 1-3 mét với trường hợp nghi ngờ nhiễm ĐMK | - Theo dõi sức khỏe trong 21 ngày - Bộ phận giám sát lưu lại thông tin liên lạc theo hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh ĐMK của BYT | Thực hiện tiêm vắc xin cho đối tượng ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế. |
Không nguy cơ | Không có tiếp xúc với ca bệnh | - Không có tiếp xúc với ca bệnh đậu mùa khỉ có triệu chứng trong 21 ngày qua, - Nhân viên phòng xét nghiệm tuân thủ sử dụng PPE. | Thực hiện tiêm vắc xin cho đối tượng ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế. |
Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ?
Bệnh đậu mùa khỉ được quy định tại Phần II Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 có thể lây thông qua những đường sau:
(1) Lây từ động vật sang người:
Qua dịch tiết của động vật nhiễm bệnh, bao gồm các giọt bắn ở đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của vết thương.
(2) Lây truyền từ người sang người:
- Các con đường lây truyền xảy ra khi tiếp xúc gần và lâu với người nhiễm bệnh bao gồm các giọt bắn ở đường hô hấp khi tiếp xúc trực diện hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da của người bị bệnh và đồ vật ô nhiễm.
- Lây truyền từ mẹ sang thai nhi có thể xảy ra qua nhau thai
- Lây truyền khi quan hệ tình dục hoặc quan hệ thân mật, có thể do tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương đậu mùa khỉ hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở đường hô hấp của người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
(3) Lây truyền từ môi trường ô nhiễm sang người:
- Lây nhiễm từ quần áo, ga trải giường có các hạt tiểu phần da ô nhiễm
- Hít phải các hạt tiểu phần da ô nhiễm trong không khí hoặc các hạt phát tán ra tiếp xúc với các vị trí nhạy cảm như vùng da không nguyên vẹn, màng niêm mạc trên cơ thể.
Lưu ý:
Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ là do sự lây truyền từ vi rút (một loại vi rút truyền từ động vật sang người) với các triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa trước đây. Vật chủ động vật bao gồm các loài gặm nhấm và động vật linh trưởng không phải con người.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh đậu mùa khỉ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?