Dầu thải chứa axit từ quá trình lọc dầu có phải là chất thải nguy hại không? Thiết bị lưu chứa phải đáp ứng yêu cầu nào?
Dầu thải chứa axit từ quá trình lọc dầu có phải là chất thải nguy hại không?
Căn cứ theo quy định tại tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục A Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:
Hướng dẫn sử dụng Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường (sau đây gọi tắt là Danh mục chất thải)
…
3. Quy định áp dụng cụ thể đối với một số trường hợp đặc biệt thường gặp trong thực tế:
…
3.2. Các phương tiện, thiết bị thải (ví dụ phương tiện giao thông, thiết bị điện, điện tử...): Nếu có bất kỳ một bộ phận hoặc vật liệu cấu thành là CTNH thì phải coi toàn bộ phương tiện hoặc thiết bị đó là CTNH, trừ khi bộ phận hoặc vật liệu này được tách riêng ra.
…
Tại tiết 1.7 tiểu mục 1 Mục A Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:
Hướng dẫn sử dụng Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường (sau đây gọi tắt là Danh mục chất thải)
1. Giải thích về các cột trong Danh mục chi tiết tại Mục C Phụ lục này:
1.1. Mã chất thải: Là cột thể hiện mã số của từng loại chất thải bao gồm chất thải nguy hại (CTNH), chất thải công nghiệp phải kiểm soát (CTCNPKS) và chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT) trong Danh mục chất thải. Mã chất thải được tổ hợp từ 1, 2 hoặc 3 cặp chữ số (hay 2, 4 hoặc 6 chữ số) như sau:
…
1.7. Ký hiệu phân loại: Là cột ghi chú về ký hiệu đối với một chất thải là CTNH, CTRCNTT hoặc CTCNPKS, trong đó có ghi chú đối với chất thải rắn tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất, cụ thể như sau:
1.7.1. Chất thải công nghiệp phải kiểm soát được ký hiệu là KS: Cần áp dụng ngưỡng CTNH (hay ngưỡng nguy hại của chất thải) theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH để phân định là CTNH hoặc CTRCNTT.
…
1.7.2. Chất thải nguy hại trong mọi trường hợp được ký hiệu là NH.
1.7.3. Chất thải rắn công nghiệp thông thường trong mọi trường hợp ký hiệu là TT.
1.7.4. Ký hiệu -R được ghi ngay sau TT là nhóm chất thải được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Đồng thời tại tiểu mục 11 Mục B Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:
Danh mục nhóm chất thải được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính
1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
…
Ngoài ra tại Mã chất thải 01 04 09 và Mục C Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì dầu thải chứa axit từ quá trình lọc dầu là chất thải nguy hại.
Dầu thải chứa axit từ quá trình lọc dầu có phải là chất thải nguy hại không? (Hình từ Internet)
Thiết bị lưu chứa dầu thải chứa axit từ quá trình lọc dầu phải đáp ứng yêu cầu nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 36 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT có quy định như sau:
Yêu cầu kỹ thuật về bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ xử lý chất thải nguy hại
1. Bao bì chất thải nguy hại (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Vỏ bao bì có khả năng chống được ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với chất thải nguy hại chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, rò rỉ, đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí nạp, xả chất thải; bao bì mềm có ít nhất 02 lớp vỏ;
b) Chịu va chạm, không hư hỏng, rách vỡ vỏ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng bình thường;
c) Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi ra ngoài;
d) Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng.
2. Thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với kích cỡ lớn như bồn, bể, công ten nơ hoặc thiết bị tương tự khác) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Vỏ có khả năng chống được ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với chất thải nguy hại chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ;
b) Kết cấu cứng chịu được va chạm, không hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng;
c) Có dấu hiệu cảnh báo theo quy định;
d) Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín, biện pháp kiểm soát bay hơi;
đ) Trường hợp thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái hoặc biện pháp khác để che hoàn toàn nắng, mưa và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thiết bị lưu chứa dầu thải chứa axit từ quá trình lọc dầu phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Vỏ có khả năng chống được ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với chất thải nguy hại chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ;
- Kết cấu cứng chịu được va chạm, không hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng;
- Có dấu hiệu cảnh báo theo quy định;
- Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín, biện pháp kiểm soát bay hơi;
- Trường hợp thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái hoặc biện pháp khác để che hoàn toàn nắng, mưa và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong.
Phương tiện vận chuyển dầu thải chứa axit từ quá trình lọc dầu phải được trang bị các thiết bị nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 37 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì phương tiện vận chuyển dầu thải chứa axit từ quá trình lọc dầu phải được trang bị các thiết bị sau:
- Có đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy;
- Vật liệu thấm hút (như cát khô hoặc mùn cưa) và dụng cụ cần thiết để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng;
- Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp vận chuyển chất thải có tính axít;
- Thiết bị thông tin liên lạc;
- Dấu hiệu cảnh báo lắp linh hoạt tùy theo loại chất thải nguy hại được vận chuyển ít nhất ở hai bên của phương tiện; có dòng chữ “VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI” với chiều cao chữ ít nhất 15 cm kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ được đặt cố định ít nhất ở hai bên của phương tiện; vật liệu và mực của dấu hiệu, các dòng chữ nêu trên không bị mờ và phai màu; trường hợp vận chuyển bằng xe gắn máy thì kích thước dấu hiệu cảnh báo được lựa chọn cho phù hợp với thực tế;
- Các bảng hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn phương tiện vận chuyển và xếp dỡ hay nạp xả chất thải nguy hại, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, công an, cấp cứu, cứu hỏa của địa phương trên địa bàn hoạt động), đặt ở cabin hoặc khu vực điều khiển theo quy định của pháp luật, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chất thải nguy hại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?