Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ là gì? Hình thức đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ?
Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP giải thích thì Trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước.
Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ
1. Đấu thầu phát hành là phương thức bán trái phiếu Chính phủ thông qua tổ chức đấu thầu về lãi suất cho đối tượng mua trái phiếu.
2. Nguyên tắc tổ chức đấu thầu:
a) Giữ bí mật mọi thông tin dự thầu của đối tượng tham gia đấu thầu.
b) Thực hiện công khai, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các đối tượng tham gia đấu thầu.
...
Theo đó, đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ được hiểu là phương thức bán trái phiếu Chính phủ thông qua tổ chức đấu thầu về lãi suất cho đối tượng mua trái phiếu.
Lưu ý: Việc đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Giữ bí mật mọi thông tin dự thầu của đối tượng tham gia đấu thầu.
- Thực hiện công khai, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các đối tượng tham gia đấu thầu.
Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ là gì? (Hình từ Internet)
Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo những hình thức nào?
Hình thức đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ được quy định tại Điều 15 Nghị định 95/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP) như sau:
Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ
...
4. Hình thức đấu thầu
Đấu thầu trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
a) Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;
b) Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất. Trường hợp phiên đấu thầu được tổ chức theo hình thức này, tổng khối lượng trái phiếu phát hành không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu trong phiên đấu thầu.
5. Việc xác định kết quả đấu thầu được thực hiện theo phương thức đấu thầu đơn giá.
6. Chủ thể tổ chức phát hành trực tiếp tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ hoặc tổ chức đấu thầu thông qua Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính.
Đối chiếu với quy định trên thì đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau đây:
(1) Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;
(2) Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất.
Trường hợp phiên đấu thầu được tổ chức theo hình thức này, tổng khối lượng trái phiếu phát hành không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu trong phiên đấu thầu.
Những đối tượng nào được tham gia đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ
...
3. Đối tượng tham gia đấu thầu: Nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định này. Các đối tượng khác quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này mua trái phiếu Chính phủ theo phương thức đấu thầu thông qua các nhà tạo lập thị trường.
...
Dẫn chiếu đến Điều 6 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định:
Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ
1. Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước:
a) Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng không hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện được mua công cụ nợ của Chính phủ thông qua việc ủy thác cho tổ chức quản lý quỹ thực hiện;
c) Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được mua công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành trên thị trường quốc tế là tổ chức, cá nhân theo quy định của thị trường phát hành.
Như vậy, theo quy định, đối tượng được tham gia đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ bao gồm:
- Nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định này.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 95/2018/NĐ-CP giải thích thì nhà tạo lập thị trường là tổ chức được Bộ Tài chính lựa chọn để thực hiện quyền, nghĩa vụ trong việc phát hành, giao dịch công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước theo quy định tại Nghị định này.
- Các đối tượng khác quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 95/2018/NĐ-CP mua trái phiếu Chính phủ theo phương thức đấu thầu thông qua các nhà tạo lập thị trường. Cụ thể:
+ Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng không hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện được mua công cụ nợ của Chính phủ thông qua việc ủy thác cho tổ chức quản lý quỹ thực hiện;
+ Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được mua công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?