Đấu thầu rộng rãi có hạn chế số lượng nhà thầu tham dự không? Chi phí nộp hồ sơ dự thầu đối với hình thức đấu thầu rộng rãi là bao nhiêu?
Đấu thầu rộng rãi có hạn chế số lượng nhà thầu tham dự không?
Căn cứ Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 quy định các hình thức lựa chọn nhà thầu như sau:
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Đấu thầu rộng rãi;
b) Đấu thầu hạn chế;
c) Chỉ định thầu;
d) Chào hàng cạnh tranh;
đ) Mua sắm trực tiếp;
e) Tự thực hiện;
g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
h) Đàm phán giá;
i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 21 Luật Đấu thầu 2023 quy định về đấu thầu rộng rãi:
Đấu thầu rộng rãi
1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.
2. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Luật này. Trường hợp không đấu thầu rộng rãi, văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do không thực hiện đấu thầu rộng rãi; người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc không áp dụng đấu thầu rộng rãi.
Từ những quy định trên thì đấu thầu rộng rãi được hiểu là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.
Đấu thầu rộng rãi có hạn chế số lượng nhà thầu tham dự không? (Hình từ Internet)
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi gồm mấy bước?
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi được quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu
1. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
d) Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
e) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
2. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của một hoặc các nhà thầu (nếu có);
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
...
Theo đó, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu;
Bước 4: Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
Bước 6: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Chi phí nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với hình thức đấu thầu rộng rãi là bao nhiêu?
Chi phí nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được quy định tại khoản 11 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
Chi phí trong lựa chọn nhà thầu
...
11. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
a) Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là 330.000 đồng cho 01 năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhà thầu nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Chi phí nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là: 330.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường; 220.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với chào hàng cạnh tranh;
c) Chi phí đối với nhà thầu trúng thầu của gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường áp dụng đấu thầu qua mạng:
Đối với gói thầu không chia phần: tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
...
Như vậy, chi phí nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với hình thức đấu thầu rộng rãi là 330.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đấu thầu rộng rãi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?
- Khi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới có cần phải báo cáo thông tin AE trong các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia không?
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?