Đầu tư vào tài sản thế chấp có cần sự đồng ý của bên nhận thế chấp hay không? Tài sản phát sinh do đầu tư vào tài sản thế chấp được giải quyết thế nào?
Đầu tư vào tài sản thế chấp có cần sự đồng ý của bên nhận thế chấp hay không?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về việc đầu tư vào tài sản thế chấp như sau:
Đầu tư vào tài sản thế chấp
1. Trường hợp bên thế chấp thực hiện quyền đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 321 của Bộ luật Dân sự thì phần giá trị đầu tư tăng thêm thuộc tài sản thế chấp.
2. Việc đầu tư vào tài sản thế chấp phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp trong trường hợp:
a) Bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp;
b) Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp.
3. Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu chấm dứt việc đầu tư nếu việc đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này làm giảm giá trị tài sản thế chấp.
4. Trường hợp bên thế chấp, bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp không tuân thủ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên nhận thế chấp.
5. Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba đầu tư vào tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm khác mà các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan không quy định khác thì áp dụng các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Theo đó việc đầu tư vào tài sản thế chấp sẽ không phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, trừ các trường hợp sau:
- Bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp;
- Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp.
Tài sản phát sinh do đầu tư vào tài sản thế chấp được giải quyết thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì trường hợp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới hoặc tài sản tăng thêm do đầu tư (sau đây gọi là tài sản mới phát sinh) không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp thì giải quyết như sau:
- Tài sản mới phát sinh có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi được đầu tư thì việc xử lý tài sản không bao gồm tài sản mới phát sinh, phần tài sản này được bên nhận thế chấp giao lại cho bên đầu tư;
- Tài sản mới phát sinh không thể tách rời như quy định tại điểm a khoản này thì tài sản được xử lý bao gồm cả phần tài sản mới phát sinh, bên đầu tư được bên nhận thế chấp thanh toán giá trị phần tài sản này.
Đầu tư vào tài sản thế chấp có cần sự đồng ý của bên nhận thế chấp hay không? (Hình từ Internet)
Tài sản thế chấp sau khi được đầu tư phải thực hiện thủ tục xác nhận thay đổi về hiện trạng của tài sản thế chấp hoặc đăng ký biến động khi nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN có quy định như sau:
Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý tài sản bảo đảm
...
6. Trong trường hợp tài sản thế chấp sau khi được đầu tư có sự thay đổi so với mô tả trong hợp đồng thế chấp mà tài sản đó thuộc diện phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật thì bên thế chấp có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để xác nhận sự thay đổi về hiện trạng của tài sản thế chấp hoặc đăng ký biến động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày tài sản thế chấp có sự thay đổi, nếu bên thế chấp không thực hiện thủ tục xác nhận sự thay đổi về hiện trạng hoặc đăng ký biến động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bên nhận thế chấp vẫn có quyền xử lý tài sản thế chấp và thực hiện thủ tục xác nhận sự thay đổi hoặc đăng ký biến động đồng thời với thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng sau khi xử lý tài sản thế chấp.
...
Như vậy tài sản thế chấp sau khi được đầu tư có sự thay đổi so với mô tả trong hợp đồng thế chấp mà tài sản đó thuộc diện phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật thì bên thế chấp có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để xác nhận sự thay đổi về hiện trạng của tài sản thế chấp hoặc đăng ký biến động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản thế chấp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?