Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gồm các nội dung chính nào?
- Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gồm các nội dung chính nào?
- Nội dung đánh giá việc thực hiện Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là gì?
- Có thể điều chỉnh tỷ lệ tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác với tỷ lệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong khi thực hiện đề án không?
Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gồm các nội dung chính nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 63/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
1. Nội dung Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gồm các nội dung chính sau:
a) Sự cần thiết, mục đích, yêu cầu của Đề án;
b) Xác định cụ thể nhiệm vụ quốc phòng, an ninh giao cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thực hiện; sự cần thiết phải sử dụng mạng viễn thông công cộng mặt đất để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
c) Thiết kế kỹ thuật mạng viễn thông công cộng mặt đất, phương án khai thác mạng, phương án khai thác băng tần phải đảm bảo lượng tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ tối thiểu 51% trên tổng lượng tần số vô tuyến điện đề nghị cấp phép;
d) Phương án kinh doanh, vận hành, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
đ) Phương án thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
e) Phương án bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước;
g) Phương án phòng cháy và chữa cháy, dự phòng thảm họa và bảo đảm vận hành ổn định, thông suốt dịch vụ.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng (trong trường hợp Bộ Công an là đơn vị chủ trì Đề án), Bộ Công an (trong trường hợp Bộ Quốc phòng là đơn vị chủ trì Đề án) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm cho ý kiến về nội dung Đề án trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
....
Theo như quy định trên, các nội dung chính của đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bao gồm:
- Sự cần thiết, mục đích, yêu cầu của Đề án;
- Xác định cụ thể nhiệm vụ quốc phòng, an ninh giao cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thực hiện; sự cần thiết phải sử dụng mạng viễn thông công cộng mặt đất để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
- Thiết kế kỹ thuật mạng viễn thông công cộng mặt đất, phương án khai thác mạng, phương án khai thác băng tần phải đảm bảo lượng tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ tối thiểu 51% trên tổng lượng tần số vô tuyến điện đề nghị cấp phép;
- Phương án kinh doanh, vận hành, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
- Phương án thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
- Phương án bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước;
- Phương án phòng cháy và chữa cháy, dự phòng thảm họa và bảo đảm vận hành ổn định, thông suốt dịch vụ.
Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gồm các nội dung chính nào?
Nội dung đánh giá việc thực hiện Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Nghị định 63/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đánh giá việc thực hiện Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
1. Trước khi giấy phép hết thời hạn 03 tháng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức đánh giá hiệu quả việc sử dụng băng tần đã cấp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dừng hoặc tiếp tục thực hiện Đề án. Nội dung đánh giá gồm:
a) Kết quả triển khai các công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên băng tần được cấp phép theo Đề án;
b) Kết quả triển khai phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với Đề án;
c) Biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh mạng;
d) Kết quả thực hiện phương án tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự phù hợp với Đề án;
đ) Phương hướng, công tác trọng tâm triển khai Đề án và kiến nghị, đề xuất Thủ tướng Chính phủ.
2. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ ra quyết định tiếp tục thực hiện Đề án, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép sử dụng băng tần theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định này.
Theo như quy định trên, nội dung đánh giá việc thực hiện Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bao gồm:
- Kết quả triển khai các công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên băng tần được cấp phép theo Đề án;
- Kết quả triển khai phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với Đề án;
- Biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh mạng;
- Kết quả thực hiện phương án tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự phù hợp với Đề án;
- Phương hướng, công tác trọng tâm triển khai Đề án và kiến nghị, đề xuất Thủ tướng Chính phủ.
Có thể điều chỉnh tỷ lệ tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác với tỷ lệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong khi thực hiện đề án không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 63/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
...
4. Trong quá trình thực hiện Đề án, nếu cần điều chỉnh tỷ lệ tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác với tỷ lệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ chủ trì xây dựng Đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét ra quyết định nhưng phải đảm bảo lượng tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ tối thiểu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Theo như quy định trên, trong quá trình thực hiện đề án, nếu cần điều chỉnh tỷ lệ tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác với tỷ lệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì Bộ chủ trì xây dựng Đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét ra quyết định nhưng phải đảm bảo lượng tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ tối thiểu 51% trên tổng lượng tần số vô tuyến điện đề nghị cấp phép.
Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng (trong trường hợp Bộ Công an là đơn vị chủ trì Đề án), Bộ Công an (trong trường hợp Bộ Quốc phòng là đơn vị chủ trì Đề án) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm cho ý kiến về nội dung Đề án trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?