Để đạt chức danh kiến trúc sư hạng I thì viên chức nhà nước cần đạt những tiêu chuẩn về trình độ đào tạo ra sao?
- Viên chức nhà nước chức danh kiến trúc sư hạng I có những nhiệm vụ nào phải thực hiện trong quá trình công tác?
- Để đạt chức danh kiến trúc sư hạng I thì viên chức nhà nước cần đạt những tiêu chuẩn về trình độ đào tạo ra sao?
- Chức danh kiến trúc sư hạng I sẽ được hưởng hệ số lương là bao nhiêu theo quy định của pháp luật?
Viên chức nhà nước chức danh kiến trúc sư hạng I có những nhiệm vụ nào phải thực hiện trong quá trình công tác?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV quy định về nhiệm vụ của viên chức nhà nước chức danh kiến trúc sư hạng I như sau:
Kiến trúc sư hạng I - Mã số: V.04.01.01
1. Nhiệm vụ
a) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thực hiện định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
b) Chủ trì tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng;
c) Chủ trì nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư khoa học công nghệ và chế độ quản lý kỹ thuật trong công tác thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng phù hợp với tình hình, đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và từng địa phương;
d) Chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành của các loại đồ án quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế các cấp công trình; chủ nhiệm lập tất cả các nhóm dự án;
đ) Tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
e) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và tương đương trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
g) Chủ trì chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước;
h) Chủ trì biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chức danh kiến trúc sư hạng thấp hơn.
...
Theo đó, viên chức nhà nước chức danh kiến trúc sự hạng I có thực hiện một số nhiệm vụ trong quá trình công tác của mình như: Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thực hiện định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; chủ trì tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng;..và các nhiệm vụ khác theo quy định nêu trên.
Để đạt chức danh kiến trúc sư hạng I thì viên chức nhà nước cần đạt những tiêu chuẩn về trình độ đào tạo ra sao? (Hình từ Internet)
Để đạt chức danh kiến trúc sư hạng I thì viên chức nhà nước cần đạt những tiêu chuẩn về trình độ đào tạo ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo của viên chức nhà nước chức danh kiến trúc sư hạng I như sau:
Kiến trúc sư hạng I - Mã số: V.04.01.01
..
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng trở lên phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT);
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT);
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng I.
...
Theo đó, để đạt chức danh kiến trúc sư hạng I thì viên chức nhà nước cần đạt một số yêu cầu về trình độ chuyên môn như:
- Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch xây dựng trở lên phù hợp với phạm vi thực hiện nhiệm vụ;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 4;
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng I.
Chức danh kiến trúc sư hạng I sẽ được hưởng hệ số lương là bao nhiêu theo quy định của pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BXD-BNV quy định về hệ số lương đối với chức danh kiến trúc sư hạng I như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư, thẩm kế viên quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng I, chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A.1 (từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00);
b) Chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng II, chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên chính hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78);
c) Chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng III, chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
c) Chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
...
Như vậy, đối với viên chức nhà nước giữ chức danh kiến trúc sư hạng I thì sẽ được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A.1; hệ số lương được hưởng từ 6,20 đến 8,00.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiến trúc sư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được cấp cho cá nhân có trình độ thế nào? Người có chứng chỉ này được thực hiện những nghiệp vụ nào?
- Mức trợ cấp tai nạn lao động khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cấp kỹ thuật phi công quân sự? Mẫu giấy chứng nhận mới nhất hiện nay?
- Viết đoạn văn nghị luận về ý chí nghị lực chọn lọc hay nhất? Yêu cầu chung cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình GDPT 2018 thế nào?
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là gì? Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ bị hạn chế khi nào?