Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân thực hiện dịch vụ kiến trúc trên cở sở nào theo quy định?
Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân thực hiện dịch vụ kiến trúc trên cở sở nào theo quy định?
Căn cứ Điều 25 Luật Kiến trúc 2019 quy định về kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân như sau:
Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân
1. Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân là kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc không thuộc tổ chức hành nghề kiến trúc, nhân danh cá nhân mình thực hiện các dịch vụ kiến trúc.
2. Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân thực hiện dịch vụ kiến trúc theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân là kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc không thuộc tổ chức hành nghề kiến trúc, nhân danh cá nhân mình thực hiện các dịch vụ kiến trúc.
Cũng theo quy định này thì Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân thực hiện dịch vụ kiến trúc theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân.
Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân thực hiện dịch vụ kiến trúc trên cở sở nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
d) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
đ) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
e) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
g) Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
2. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
b) Phát triển nghề nghiệp liên tục;
c) Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình;
d) Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.
Như vậy, theo quy định trên, kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền và nghĩa vụ như sau:
(1) Quyền của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc:
- Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
- Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
- Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
- Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
(2) Nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc:
- Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
- Phát triển nghề nghiệp liên tục;
- Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình;
- Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc là những điều kiện nào theo quy định?
Căn cứ Điều 28 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:
Điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;
b) Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;
c) Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
2. Điều kiện gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc hết thời hạn sử dụng;
b) Bảo đảm phát triển nghề nghiệp liên tục;
c) Không vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
3. Cá nhân có thời gian liên tục từ 10 năm trở lên trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về kiến trúc, đào tạo trình độ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc, hành nghề kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Cá nhân đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia hoặc giải thưởng quốc tế về kiến trúc được miễn điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, để được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc thì cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;
- Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;
- Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
Lưu ý:
- Cá nhân có thời gian liên tục từ 10 năm trở lên trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về kiến trúc, đào tạo trình độ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc, hành nghề kiến trúc được miễn điều kiện về việc đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
- Cá nhân đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia hoặc giải thưởng quốc tế về kiến trúc được miễn điều kiện về việc có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiến trúc sư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?