Để được bổ nhiệm đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an ninh hàng hải thì cần có ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Đăng kiểm viên tàu biển phải đạt trình độ tiếng Anh như thế nào theo quy định hiện nay?
- Để được bổ nhiệm đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an ninh hàng hải thì cần có ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an ninh hàng hải sẽ có những quyền hạn gì?
Đăng kiểm viên tàu biển phải đạt trình độ tiếng Anh như thế nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 51/2017/TT-GTVT quy định về tiêu chuẩn đối với đăng kiểm viên tau biển như sau:
Đăng kiểm viên tàu biển
1. Tiêu chuẩn của Đăng kiểm viên tàu biển
a) Tốt nghiệp đại học thuộc một trong các chuyên ngành có liên quan đến đóng mới, sửa chữa, khai thác tàu biển, công trình biển và chế tạo sản phẩm công nghiệp.
b) Hoàn thành các khóa tập huấn nghiệp vụ mới, bổ sung, cập nhật cho đăng kiểm viên tàu biển về nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp, nghiệp vụ đánh giá hệ thống quản lý do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài đã ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức.
c) Có chứng chỉ tiếng Anh: TOEIC đạt từ 450 điểm trở lên, hoặc IELTS đạt từ 4.5 trở lên, hoặc TOEFL CBT đạt từ 133 điểm trở lên, hoặc TOEFL PBT 450 điểm trở lên, hoặc TOEFL IBT đạt từ 45 điểm trở lên, hoặc có bằng cử nhân Anh văn, hoặc tốt nghiệp đại học trở lên tại các trường giảng dạy bằng tiếng Anh.
d) Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật.
đ) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá đăng kiểm viên trước khi công nhận đăng kiểm viên tàu biển và đánh giá hàng năm.
e) Có thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển đủ 02 (hai) năm trở lên.
...
Theo quy định trên thì hiện nay đăng kiểm viên tàu biển phải đạt được trình độ tiếng Anh ở một trong các mức sau đây:
- TOEIC đạt từ 450 điểm trở lên,
- IELTS đạt từ 4.5 trở lên,
- TOEFL CBT đạt từ 133 điểm trở lên,
- TOEFL PBT 450 điểm trở lên,
- TOEFL IBT đạt từ 45 điểm trở lên,
- Có bằng cử nhân Anh văn, hoặc tốt nghiệp đại học trở lên tại các trường giảng dạy bằng tiếng Anh.
Để được bổ nhiệm đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an ninh hàng hải thì cần có ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm? (Hình từ Internet)
Để được bổ nhiệm đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an ninh hàng hải thì cần có ít nhất bao nhiêu năm kinh nghiệm?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 51/2017/TT-GTVT quy định về tiêu chuẩn bổ sung đối với đăng kiểm viên tàu biển như sau:
Đăng kiểm viên tàu biển
...
2. Tiêu chuẩn bổ sung đối với đăng kiểm viên thực hiện công tác đánh giá
Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá phải có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc khai thác tàu biển đến trước khi được công nhận với thời gian đủ 05 (năm) năm trở lên và hoàn thành thực tập nghiệp vụ đánh giá như sau:
a) Đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (Bộ luật ISM): Có ít nhất 04 (bốn) cuộc đánh giá quản lý an toàn, trong đó ít nhất 01 (một) cuộc đánh giá quản lý an toàn công ty và 01 (một) cuộc đánh giá quản lý an toàn tàu.
b) Đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (Bộ luật ISPS): Có ít nhất 03 (ba) cuộc đánh giá quản lý an ninh hàng hải và 01 (một) cuộc thẩm định Kế hoạch an ninh tàu biển (SSP).
c) Đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý lao động hàng hải theo quy định của Công ước Lao động hàng hải (Công ước MLC): Có ít nhất 03 (ba) cuộc đánh giá quản lý lao động hàng hải và 01 (một) cuộc thẩm định Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II (DMLC II).
...
Như vậy, để được bổ nhiệm đăng kiểm viên tàu biển về an ninh hàng hải thì cá nhân càn có phải có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc khai thác tàu biển đến trước khi được công nhận với thời gian đủ 05 (năm) năm trở lên và hoàn thành thực tập nghiệp vụ đánh giá như sau:
- Có ít nhất 03 (ba) cuộc đánh giá quản lý an ninh hàng hải và
- 01 (một) cuộc thẩm định Kế hoạch an ninh tàu biển (SSP).
Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an ninh hàng hải sẽ có những quyền hạn gì?
Theo Điều 6 Thông tư 51/2017/TT-GTVT thì đăng kiểm viên tàu biển hực hiện công tác đánh giá quản lý an ninh hảng hải sẽ có những quyền hạn sau:
(1) Được yêu cầu chủ phương tiện hoặc cơ sở thiết kế, chế tạo, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, quản lý phương tiện, sản phẩm công nghiệp cung cấp các hồ sơ kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết để thực hiện công tác đăng kiểm, bảo đảm an toàn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
(2) Được bảo lưu và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp khi ý kiến của mình khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá tình trạng kỹ thuật, sự phù hợp của đối tượng thẩm định, kiểm tra, đánh giá.
(3) Được ký và sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng được thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định.
(4) Được từ chối thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá nếu công việc được phân công vượt quá năng lực chuyên môn nghiệp vụ đã được công nhận, hoặc khi nhận thấy các điều kiện an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng kiểm viên tàu biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?