Để được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trong Quân đội cần phải đáp ứng tiêu chuẩn gì? Có những hình thức bổ nhiệm Chấp hành viên trong Quân đội nào?
Để được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trong Quân đội cần phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên trong Quân đội (Hình từ Internet)
Theo Điều 9 Thông tư 19/2018/TT-BQP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ 16/03/2023) thì Chấp hành viên trong Quân đội phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
* Chấp hành viên sơ cấp:
- Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
* Chấp hành viên trung cấp:
- Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
* Chấp hành viên cao cấp:
- Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này;
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị theo quy định;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
Trước đây, quy định tiêu chuẩn để có thể được bổ nhiệm các ngạch Chấp hành viên trong Quân đội tại Điều 9 Thông tư 19/2018/TT-BQP như sau:
Tiêu chuẩn
Sĩ quan tại ngũ có tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 5 Điều 18 Luật thi hành án dân sự, Điều 4 Thông tư này và các tiêu chuẩn sau thì có thể được bổ nhiệm các ngạch Chấp hành viên trong Quân đội:
1. Chấp hành viên sơ cấp
a) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
b) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
c) Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên sơ cấp.
2. Chấp hành viên trung cấp
a) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
b) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
c) Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên trung cấp.
3. Chấp hành viên cao cấp
a) Là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu;
b) Có trình độ cao cấp lý luận chính trị;
c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
đ) Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên cao cấp.
Có những hình thức bổ nhiệm Chấp hành viên trong Quân đội nào?
Các hình thức bổ nhiệm Chấp hành viên trong Quân đội theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Thông tư 19/2018/TT-BQP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BQP (Có hiệu lực kể từ 16/03/2023) như sau:
* Bổ nhiệm thông qua thi tuyển
- Căn cứ nhu cầu, tổ chức biên chế và quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự; Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng cử sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn tham gia kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp; cử Chấp hành viên sơ cấp tham gia kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp; cử Chấp hành viên trung cấp tham gia kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch Chấp hành viên cao cấp do Bộ Tư pháp tổ chức;
- Căn cứ kết quả trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp; kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp do Bộ Tư pháp tổ chức; Phòng Thi hành án cấp quân khu thực hiện quy trình đề nghị bổ nhiệm vào các ngạch Chấp hành viên theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và quy định của Bộ Tư pháp.
* Bổ nhiệm không qua thi tuyển
Thực hiện theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) như sau:
- Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên được điều động đến công tác tại cơ quan thi hành án dân sự, người đã từng là Chấp hành viên nhưng được bố trí làm nhiệm vụ khác và có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển.
- Trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp; có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp; có 15 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp không qua thi tuyển.
Trước đây, khoản 1, khoản 2 Điều 10 Thông tư 19/2018/TT-BQP có quy định:
Bổ nhiệm
1. Bổ nhiệm thông qua thi tuyển
Căn cứ nhu cầu biên chế và kết quả trúng tuyển kỳ thi của thí sinh, Phòng Thi hành án cấp quân khu thực hiện quy trình đề nghị bổ nhiệm theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Bổ nhiệm không qua thi tuyển
Thực hiện theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 18 Luật thi hành án dân sự.
...
Hồ sơ, thẩm quyền đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên trong Quân đội như thế nào?
* Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên trong Quân đội
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên trong Quân đội theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 19/2018/TT-BQP gồm có:
- Công văn đề nghị của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu;
- Trường hợp thi tuyển phải có thông báo kết quả thi của Hội đồng thi tuyển;
- Bản tóm tắt lý lịch (T63);
- Bản kê khai tài sản, thu nhập;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và văn bản khác có liên quan.
Hồ sơ đề nghị của Thường vụ Đảng ủy cấp quân khu gửi về Quân ủy Trung ương qua Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
* Thẩm quyền bổ nhiệm Chấp hành viên trong Quân đội
Theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 19/2018/TT-BQP, thẩm quyền bổ nhiệm Chấp hành viên trong Quân đội được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Thi hành án dân sự 2008, cụ thể là do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.
Châu Văn Trọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chấp hành viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công không được vượt quá bao lâu?
- Đất công trình thủy lợi là đất gì? Đất công trình thủy lợi được sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh thì có thu tiền sử dụng đất không?
- Định danh tài khoản mạng xã hội là gì? Mạng xã hội cung cấp cho cộng đồng người sử dụng các dịch vụ gì?
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?