Để được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường tiểu học cần đáp ứng điều kiện về tuổi như thế nào?

Xin cho hỏi, điều kiện về tuổi để được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường tiểu học cần đáp ứng những gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là gì? - Câu hỏi của chị Quỳnh đến từ Cao Bằng.

Điều kiện về tuổi bổ nhiệm đối với viên chức quản lý là gì?

Điều kiện về tuổi bổ nhiệm đối với viên chức quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) áp dụng theo quy định chung tại khoản 4 Điều 44 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 07/12/2023) như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
...
5. Điều kiện về tuổi bổ nhiệm:
a) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.
...

Theo đó, viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định trên.

Trước đây, điều kiện về tuổi bổ nhiệm đối với viên chức quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) áp dụng theo quy định chung tại khoản 4 Điều 44 Nghị định 115/2020/NĐ-CP:

Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
...
4. Điều kiện về tuổi bổ nhiệm:
a) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý mà thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì tuổi công tác phải đủ một nhiệm kỳ;
c) Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.

Theo đó, viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm.

Viên chức được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý mà thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì tuổi công tác phải đủ một nhiệm kỳ.

Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm.

điều kiện về tuổi bổ nhiệm đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng

Điều kiện về tuổi bổ nhiệm đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng (Hình từ Internet)

Điều kiện về tuổi để được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường tiểu học cần đáp ứng những gì?

Căn cứ Điều 11 Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT thì:

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
a) Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
b) Người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận làm hiệu trưởng đối với trường tư thục phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và đảm bảo các yêu cầu: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp tiểu học; đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học.
c) Nhiệm kì của hiệu trưởng trường tiểu học là 05 năm. Sau mỗi năm học hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định. Hiệu trưởng công tác tại một trường tiểu học công lập không quá hai nhiệm kì liên tiếp.
...
2. Phó hiệu trưởng
a) Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng; chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.
b) Người được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận là phó hiệu trưởng đối với trường tư thục phải đạt mức cao của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; có đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công và đảm bảo các yêu cầu: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp tiểu học; đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học.
c) Nhiệm kì của phó hiệu trưởng trường tiểu học là 05 năm. Sau mỗi năm học phó hiệu trưởng được hiệu trưởng, viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định.
...

Như vậy đối chiếu với quy định trên thì không quy định về độ tuổi cụ thể của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường tiểu học mà chỉ quy định về thời đã dạy học là ít nhất 5 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.

Anh xác định viên chức có đủ điều kiện về tuổi để được bổ nhiệm làm viên chức quản lý theo các quy định trên.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường tiểu học là gì?

Tại điểm d khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 11 Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định:

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng.

- Quản lý, tiếp nhận học sinh, cho phép học sinh chuyển trường; quyết định kỉ luật, khen thưởng học sinh; phê duyệt kết quả đánh giá học sinh, danh sách học sinh lên lớp, lưu ban; tổ chức kiểm tra công nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.

- Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sách giáo khoa, nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện quản lý, sử dụng và lựa chọn các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy theo quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng.

- Quản lý hành chính; quản lý và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường theo quy định.

- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng xã hội.

- Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo quy định của Pháp luật.

- Được hưởng chế độ phụ cấp đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó hiệu trưởng:

- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.

- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy theo quy định về định mức tiết dạy đối với phó hiệu trưởng.

- Được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo theo quy định.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường tiểu học

Phạm Lan Anh

Trường tiểu học
Hiệu trưởng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường tiểu học có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường tiểu học Hiệu trưởng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào? Trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động giáo dục trường tiểu học như thế nào?
Pháp luật
Hiệu trưởng trường đại học công lập là công chức hay viên chức? Hiệu trưởng trường đại học công lập có thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Pháp luật
Hiệu trưởng trường trung học phổ thông có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Người bị kỷ luật có được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng hay không?
Pháp luật
Để được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường tiểu học cần đáp ứng điều kiện về tuổi như thế nào?
Pháp luật
Trường tiểu học tư thục đã bị đình chỉ hoạt động giáo dục có thể hoạt động giáo dục trở lại không?
Pháp luật
Trường tiểu học công lập khi lựa chọn đơn vị cung cấp bữa ăn bán trú có bắt buộc phải đấu thầu hay không?
Pháp luật
Bộ sách giáo khoa trường tiểu học sử dụng phải đảm bảo điều gì? Mục đích tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học?
Pháp luật
Thủ tục chuyển trường tiểu học năm 2024 TP HCM? Hồ sơ chuyển trường tiểu học chi tiết như thế nào?
Pháp luật
Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng và giáo viên trường tiểu học đáp ứng các tiêu chí như thế nào trong tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học ở mức 2?
Pháp luật
Mẫu nội quy lớp học 2024 2025 dành cho học sinh các cấp? Tải File word mẫu nội quy lớp học ở đâu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào