Để được cấp mã chứng khoán thì doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cần nộp những giấy tờ nào? Các loại chứng khoán nào mới được cấp mã chứng khoán?
Mã chứng khoán sẽ được cấp cho những loại chứng khoán nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 1 Quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-VSD năm 2021 quy định về các loại chứng khoán được cấp mã chứng khoán như sau:
Quy định chung
1. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (sau đây viết tắt là VSD) thực hiện cấp và quản lý mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế cho các chứng khoán được quy định tại Điều 149 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
2. Việc cấp và đăng ký bảo lưu mã chứng khoán được thực hiện tại Trụ sở chính VSD.
Dẫn chiếu Điều 149 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về việc đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam như sau:
Đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Các loại chứng khoán phải thực hiện đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
b) Chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm, công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và các loại trái phiếu doanh nghiệp khác niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
c) Chứng khoán của công ty đại chúng và các loại chứng khoán phải đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Các loại chứng khoán khác được đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trên cơ sở thỏa thuận giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và tổ chức phát hành.
...
Theo quy định thì trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam sẽ thực hiện cấp và quản lý mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế cho các chứng khoán như:
- Cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
- Chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm, công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và các loại trái phiếu doanh nghiệp khác niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
- Chứng khoán của công ty đại chúng và các loại chứng khoán phải đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Các loại chứng khoán khác được đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trên cơ sở thỏa thuận giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và tổ chức phát hành.
Việc cấp mã chứng khoán trong nước được Trung tâm lưu ký chứng khoán căn cứ vào đâu để thực hiện?
Căn cứ Điều 2 Quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-VSD năm 2021 quy định về việc cấp mã chứng khoán trong nước như sau:
Cấp mã chứng khoán trong nước
1. Mã chứng khoán trong nước được VSD cấp là duy nhất và không trùng lắp với các mã chứng khoán đã niêm yết/đăng ký giao dịch hoặc mã chứng khoán đã được VSD cấp (trừ trường hợp thực hiện cấp mã chứng khoán trùng với mã đã bị hủy có thời hạn trên 10 năm).
2. Mã chứng khoán trong nước được cấp không phụ thuộc vào tên viết tắt đã đăng ký sở hữu bản quyền. VSD xem xét cấp mã căn cứ vào các tiêu chí kỹ thuật của hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán (sau đây viết tắt là SGDCK), tên viết tắt của công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, tổ chức phát hành, sự lựa chọn mã của tổ chức phát hành (sau đây viết tắt là TCPH), thông tin về đợt phát hành chứng khoán, thông tin về chứng khoán cơ sở...
3. Mã chứng khoán trong nước do VSD cấp được sử dụng thống nhất làm mã chứng khoán giao dịch của TCPH khi TCPH niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
Việc cấp mã chứng khoán được Trung tâm lưu ký chứng khoán xem xét dựa vào các tiêu chí kỹ thuật của hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán, tên viết tắt của công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, tổ chức phát hành, sự lựa chọn mã của tổ chức phát hành, thông tin về đợt phát hành chứng khoán, thông tin về chứng khoán cơ sở...và các thông tin khác có liên quan.
Để được cấp mã chứng khoán thì doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cần nộp những giấy tờ nào?
Để được cấp mã chứng khoán thì doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cần nộp những giấy tờ nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 4 Quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-VSD năm 2021 quy định về việc cấp mã chứng khóa cho doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa như sau:
Nguyên tắc cấp mã chứng khoán
1. VSD thực hiện cấp mã chứng khoán cho các chứng khoán đăng ký tập trung tại VSD và các chứng chỉ quỹ mở khi có văn bản đề nghị cấp mã của TCPH.
2. Đối với công cụ nợ, chứng quyền có bảo đảm niêm yết và giao dịch trên SGDCK, VSD cấp mã chứng khoán căn cứ theo hồ sơ đăng ký chứng khoán của TCPH.
3. Đối với chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, VSD thực hiện cấp mã chứng khoán khi nhận được Đơn đăng ký đấu giá bán cổ phần tại tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần (trường hợp đấu giá)/Đơn đăng ký bán cổ phần theo phương thức dựng sổ tại tổ chức quản lý sổ lệnh (trường hợp bán cổ phần theo phương thức dựng sổ) và các tài liệu kèm theo của Ban chỉ đạo cổ phần hóa.
4. Đối với quyền mua chứng khoán phát hành thêm, VSD cấp mã chứng khoán cho các đợt phát hành quyền mua căn cứ theo văn bản của TCPH thông báo về việc chốt danh sách người sở hữu thực hiện quyền mua.
5. Mã chứng khoán trong nước đối với các chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường phái sinh thực hiện theo quy định của SGDCK. VSD căn cứ vào mã chứng khoán do SGDCK cấp để cấp mã ISIN theo nguyên tắc quy định tại Điều 8 Chương II Quy chế này.
6. Đối với các loại chứng khoán phát sinh khác chưa quy định trong Quy chế này, VSD quyết định việc cấp mã cụ thể căn cứ vào các văn bản pháp luật, tình hình thực tế và các tiêu chí được nêu tại Điều 2 Chương I Quy chế này sau khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây viết tắt là UBCKNN).
Như vậy, để được Trung tâm lưu ký chứng khoán cấp mã chứng khoán thì doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cần nộp Đơn đăng ký đấu giá bán cổ phần tại tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần (trường hợp đấu giá) hoặc Đơn đăng ký bán cổ phần theo phương thức dựng sổ tại tổ chức quản lý sổ lệnh (trường hợp bán cổ phần theo phương thức dựng sổ) và các tài liệu kèm theo của Ban chỉ đạo cổ phần hóa.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mã chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?