Để được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật ngoài có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng thì tổ chức cần đáp ứng đủ những điều kiện như thế nào?
- Trong hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có điều tra, dự báo và cung cấp thông tin về sinh vật gây hại thực vật hay không?
- Để được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật ngoài có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng thì tổ chức cần đáp ứng đủ những điều kiện như thế nào?
- Tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có được tham gia chương trình thông tin, truyền thông về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật không?
Trong hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có điều tra, dự báo và cung cấp thông tin về sinh vật gây hại thực vật hay không?
Trong hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có điều tra, dự báo và cung cấp thông tin về sinh vật gây hại thực vật được quy định tại Điều 22 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Nội dung hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Điều tra, dự báo và cung cấp thông tin về sinh vật gây hại thực vật; tư vấn cho chủ thực vật biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
2. Thực hiện các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật, trừ các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về nội dung hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có điều tra, dự báo và cung cấp thông tin về sinh vật gây hại thực vật.
Để được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật ngoài có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng thì tổ chức cần đáp ứng đủ những điều kiện như thế nào? (Hình từ internet)
Để được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật ngoài có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng thì tổ chức cần đáp ứng đủ những điều kiện như thế nào?
Để được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật ngoài có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng thì tổ chức cần đáp ứng đủ những điều kiện được quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật khi có đủ điều kiện sau đây:
a) Người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật;
b) Có trang thiết bị làm dịch vụ bảo vệ thực vật phù hợp;
c) Có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
d) Được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức, cá nhân này có địa chỉ giao dịch hợp pháp.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, để được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật ngoài có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng thì tổ chức cần đáp ứng đủ những điều kiện như sau:
- Người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật;
- Có trang thiết bị làm dịch vụ bảo vệ thực vật phù hợp;
- Được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức, cá nhân này có địa chỉ giao dịch hợp pháp.
Tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có được tham gia chương trình thông tin, truyền thông về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật không?
Tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có được tham gia chương trình thông tin, truyền thông về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật Điều 24 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
a) Được trả chi phí thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật theo hợp đồng ký kết với chủ thực vật;
b) Tham dự chương trình tập huấn, nâng cao kiến thức về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;
c) Tham gia chương trình thông tin, truyền thông về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;
d) Được quyền khiếu nại kết luận và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Duy trì các điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 23 của Luật này trong quá trình hoạt động;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Chấp hành quy định của pháp luật về hợp đồng, pháp luật về lao động và các nghĩa vụ khác;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có được tham gia chương trình thông tin, truyền thông về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
Ngoài ra, tổ chức hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật còn có các quyền như sau:
- Được trả chi phí thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật theo hợp đồng ký kết với chủ thực vật;
- Tham dự chương trình tập huấn, nâng cao kiến thức về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;
- Được quyền khiếu nại kết luận và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm dịch thực vật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?
- Hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? Giao dịch trái phiếu được thanh toán qua hệ thống theo phương thức nào?
- Thông tư 37/2024 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn dự thi cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam đổi tên mấy lần? Nhà nước có Chính sách về quốc phòng như thế nào?