Để kiểm soát ô nhiễm môi trường biển thì Chủ phương tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu bắt buộc phải có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường trên biển đúng không?
- Để kiểm soát ô nhiễm môi trường biển thì Chủ phương tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu bắt buộc phải có kế hoạch và ứng phó sự cố môi trường trên biển đúng không?
- Việc bố trí các điểm xả nước thải đã được xử lý xuống biển phải được xem xét trên cơ sở nào để có thể kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đất liền?
- Ủy ban nhân dân tỉnh có biển thì sẽ có trách nhiệm như thế nào đối với việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới?
Để kiểm soát ô nhiễm môi trường biển thì Chủ phương tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu bắt buộc phải có kế hoạch và ứng phó sự cố môi trường trên biển đúng không?
Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của chủ phương tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu được quy định khoản 3 Điều 45 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển
...
3. Chủ phương tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ, chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra sự cố môi trường biển phải có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; bảo đảm không làm rò rỉ, thất thoát, tràn thấm ra biển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ, các chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra sự cố môi trường.
...
Theo quy định của pháp luật thì không chỉ chủ phương tiện thực hiện việc vận chuyển, lưu giữ hóa chất, chất phóng xạ, chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra sự cố môi trường biển mà còn có chủ phương tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu đều phải có những kế hoạch để có thể phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời để có thể ứng phó nếu xảy ra sự cố về môi trường.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển thì chủ của những phương tiện vận chuyển và lưu giữ xăng, dầu phải có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
Để kiểm soát ô nhiễm môi trường biển thì Chủ phương tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu có cần phải có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường không? (Hình từ internet)
Việc bố trí các điểm xả nước thải đã được xử lý xuống biển phải được xem xét trên cơ sở nào để có thể kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đất liền?
Việc bố trí các điểm xả nước thải đã được xử lý xuống biển từ đất liền để có thể kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đất liền
...
2. Việc bố trí các điểm xả nước thải đã được xử lý xuống biển phải được xem xét trên cơ sở điều kiện tự nhiên của khu vực xả nước thải; các điều kiện động lực, môi trường, sinh thái và đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên và hiện trạng khai thác, sử dụng vùng biển.
Các điểm xả nước thải ra khu bảo tồn biển, khu vực bãi tắm, danh lam, thắng cảnh ven biển phải được đánh giá, xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
...
Theo quy định của pháp luật việc bố trí các điểm xả nước thải đã được xử lý xuống biển phải được xem xem dựa trên các cơ sở điều kiện như sau:
- Điều kiện tự nhiên tại khu vực bố trí các điểm xả thải;
- Những điều kiện khác về các vấn đề liên quan đến: động lực, môi trường, sinh thái và đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên và hiện trạng khai thác, sử dụng vùng biển.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đất liền thì việc bố trí các điểm xả nước thải phải được xem xét dựa trên các cơ sở điều kiện về tự nhiên tại khu vực và những điều kiện khác về động lực, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên và hiện trạng khai thác, sử dụng vùng biển.
Ủy ban nhân dân tỉnh có biển thì sẽ có trách nhiệm như thế nào đối với việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh có biển đối với việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới được quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức quan trắc, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và thông báo tình trạng ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo quy định của pháp luật thì Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì phải có trách nhiệm sau:
- Tổ chức quan trắc;
- Kịp thời phát hiện, ngăn chặn;
- Thông báo tình trạng ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới thì Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có biển trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thì có trách nhiệm tổ chức quan trắc, thông qua đó có thể phát hiện, có những biện pháp kịp thời ngăn chặn xử lý khi có tình trạng ô nhiễm môi trường xuyên biên giới và có trách nhiệm thông báo về tình trạng ô nhiễm biển đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Môi trường biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?