Để phát hiện ký sinh trùng Perkinsus olseni gây nên bệnh thủy sản ở bào ngư thì cần tiến hành phương pháp nuôi cấy như thế nào?

Trường hợp bào ngư nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni thì sẽ có những triệu chứng bệnh tích như thế nào? Cần bao nhiêu mẫu bệnh phẩm để thực hiện phương pháp nuôi cấy nhằm chẩn đoán bệnh thủy sản ở bào ngư do ký sinh trùng Perkinsus olseni gây nên và bảo quản mẫu bệnh phẩm ra sao? - Câu hỏi của anh Nguyên đến từ Nghệ An.

Bào ngư khi nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni sẽ có những triệu chứng bệnh tích ra sao?

Theo mục Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-11:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 11: Bệnh do Perkinsus olseni ở nhuyễn thể hai mảnh vỏ quy định về bệnh tích ở bào ngư do ký sinh trifng Perskinsus olseni gây nên như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh xảy ra ở đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ như hàu, vẹm, nghêu, trai ngọc, trai tai tượng, bào ngư...;
- Bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu khi nhiệt độ tăng cao trên 15oC. Sau đó giảm dần vào mùa đông và đầu mùa xuân khi nhiệt độ từ 9 oC đến 10 oC. Vì vậy tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao nhất thường xảy ra vào đầu mùa thu;
- Perkinsus olseni phát triển mạnh ở độ mặn 25 ‰ và không chịu được độ mặn thấp hơn 15 ‰;
- Cơ chế lây truyền Perkinsus olseni xảy ra trực tiếp giữa động vật thân mềm mà không cần vật chủ trung gian;
- Giai đoạn lây nhiễm là lúc bào tử động có 2 roi chuyển sang giai đoạn cơ thể dinh dưỡng sau khi xâm nhập vào các mô của vật chủ;
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, với tỷ lệ chết lên đến 95 % khi điều kiện môi trường bất lợi đối với vật chủ. Perkinsus olseni có thể tồn tại dai dẳng suốt vòng đời vật chủ.
5.1. Triệu chứng lâm sàng
- Biểu hiện chủ yếu của bệnh là nhuyễn thể hai mảnh vỏ sinh trưởng chậm;
- Tuyến sinh dục của nhuyễn thể hai mảnh vỏ chậm phát triển, giảm sức sinh sản và làm chậm chu kỳ sinh sản:
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ có hiện tượng nổi lên cát, mở vỏ và chết hàng loạt.
5.2. Bệnh tích
- nhuyễn thể hai mảnh vỏ gầy rạc, mô chảy nước, co màng áo, tuyến tiêu hóa nhợt màu;
- Đôi khi có tổn thương tạo thành áp xe ở tuyến sinh dục;
- Sự tăng sinh của Perkinsus olseni gây ra phá vỡ các mô liên kết và biểu mô, trên một số vật chủ có tạo thành áp xe ngẫu nhiên, các mụn mủ đường kính cỡ 8 mm;
- Bào tử Perkinsus olseni xuất hiện từng đám trên màng áo, mang, mô liên kết tuyến tiêu hóa và tuyến sinh dục biểu hiện là những nốt sần màu nâu trắng hoặc những cái nang trên mặt của màng áo, mang, chân, ruột tuyến tiêu hóa, thận, tuyến sinh dục.

Theo đó khi bào ngư mắc bệnh thủy sản do ký sinh trùng Perkinsus olseni gây nên sẽ có các triệu chứng bệnh tích như:

- Bào ngư có vỏ gầy rạc, mô chảy nước, co màng áo, tuyến tiêu hóa nhợt màu;

- Đôi khi có tổn thương tạo thành áp xe ở tuyến sinh dục;

- Các mô liên kết và biểu mô bị phá vỡ, trên một số vật chủ có tạo thành áp xe ngẫu nhiên, các mụn mủ đường kính cỡ 8 mm;

- Bào tử Perkinsus olseni xuất hiện từng đám trên màng áo, mang, mô liên kết tuyến tiêu hóa và tuyến sinh dục biểu hiện là những nốt sần màu nâu trắng hoặc những cái nang trên mặt của màng áo, mang, chân, ruột tuyến tiêu hóa, thận, tuyến sinh dục.

Ký sinh trùng Perkinsus olseni gây nên bệnh thủy sản ở bào ngư

Ký sinh trùng Perkinsus olseni gây nên bệnh thủy sản ở bào ngư (Hình từ Internet)

Áp dụng phương pháp nuôi cấy để chẩn đoán bệnh thủy sản ở bào ngư do ký sinh trùng Perkinsus olseni gây nên thì cần bao nhiêu mẫu bệnh phẩm và bảo quản mẫu ra sao?

Theo tiết 6.1.1 và tiết 6.1.2 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-11:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 11: Bệnh do Perkinsus olseni ở nhuyễn thể hai mảnh vỏ quy định về mẫu bệnh phẩm dùng trong phương pháp nuôi cấy và cách bảo quản mẫu như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1. Phương pháp nuôi cấy
6.1.1. Lấy mẫu
Số lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên mỗi mẫu tùy thuộc vào kích cỡ của nhuyễn thể hai mảnh vỏ:
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ giống: lấy từ 10 con/ mẫu đến 15 con/ mẫu;
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ trưởng thành: lấy từ 5 con/ mẫu đến 10 con/ mẫu.
6.1.2. Bảo quản mẫu
Trong quá trình vận chuyển từ nơi thu mẫu về đến phòng thử nghiệm mẫu được bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8 °C không quá 24 h.
Mẫu chuyển đến phòng thí nghiệm phải được phân tích ngay.
...

Như vậy, đối với bào ngư giống thì số lượng mẫu bệnh dùng để chẩn đoán từ 10 đến 15 con/mẫu. Nếu là bào ngư trưởng thành thì lấy từ 5 đến 10 con/ mẫu.

Mẫu bệnh phẩm dùng trong phương pháp nuôi cấy để chẩn đoán bệnh thủy sản ở bào ngư do ký sinh trùng Perkinsus olseni gây nên cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8 °C không quá 24 h. Mẫu chuyển đến phòng thí nghiệm phải được phân tích ngay.

Để phát hiện ký sinh trùng Perkinsus olseni gây nên bệnh thủy sản ở bào ngư thì cần tiến hành phương pháp nuôi cấy như thế nào?

Theo tiết 6.1.4 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-11:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 11: Bệnh do Perkinsus olseni ở nhuyễn thể hai mảnh vỏ quy định về cách tiến hành phương pháp nuôi cấy để phát hiện ký sinh trùng Perkinsus olseni như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1. Phương pháp nuôi cấy
...
6.1.4. Cách tiến hành
Bước 1: Cho mẫu bệnh phẩm đã chuẩn bị (6.1.3) vào các ống nghiệm (4.1.3) chứa 9.5 ml FTM (3.1.1) có bổ sung thêm 0,5 ml dung dịch penicilin-streptomycin (3.1.2) và 50 ml nystatin (3.1.4). Ống nghiệm được đóng kín và lắc để mẫu bệnh phẩm được chìm trong môi trường;
Bước 2: Ủ ống nghiệm chứa mẫu bệnh phẩm trong điều kiện không có ánh sáng, ở nhiệt độ từ 22 °C đến 25 °C từ 5 ngày đến 7 ngày:
Bước 3: Dùng panh vô trùng lấy mẫu bệnh phẩm được ủ ra khỏi môi trường FTM đặt lên phiến kính (4.1.4):
Bước 4: Dùng đầu côn vô trùng xé nhỏ mẫu bệnh phẩm để nhuộm lugol iodine;
Bước 5: Nhỏ 1 hoặc 2 giọt lugol iodine (3.1.3) vào mẫu bệnh phẩm bằng pipet pasteur (4.1.7), đặt lamen lên mẫu bệnh phẩm và kiểm tra dưới kính hiển vi quang học (4.1.2) sử dụng vật kính 10 X, 40 X và 100 X;
CHÚ THÍCH: Nếu không tiến hành các bước tiếp theo để đọc kết quả sau 7 ngày ủ, các ống nghiệm chứa mẫu được bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8 °C trong khoảng 3 tuần ở điều kiện không có ánh sáng.
...

Theo đó, các bước tiến hành phương pháp nuôi cấy để phát hiện ký sinh trùng Perkinsus olseni gây nên bệnh thủy sản ở bào ngư được thực hiện theo các bước nêu trên.

Nếu sau 7 ngày ủ mà chưa thực hiện các bước tiếp theo để đọc kết quả của phương pháp nuôi cấy thì phải bảo quản các ống nghiệm chứa mẫu ở nhiệt độ từ 2°C đến 8 °C trong khoảng 3 tuần ở điều kiện không có ánh sáng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh thủy sản

Trần Thành Nhân

Bệnh thủy sản
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào