Để thực hiện gia hạn tạm giam thì cơ quan điều tra cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị gia hạn như thế nào?
Thời hạn gia hạn tạm giam tối đa để điều tra thêm đối với vụ án có tình tiết phức tạp là bao lâu?
Căn cứ Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn tạm giam để điều tra như sau:
Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
...
Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì có thể gia hạn thời hạn tạm giam để điều tra thêm, việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
- Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Để thực hiện gia hạn tạm giam thì cơ quan điều tra cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị gia hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tạm giam bị can trong khi điều tra vụ án có phải là biện pháp ngăn chặn hay không?
Căn cứ Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về biện pháp ngăn chặn như sau:
Các biện pháp ngăn chặn
1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Như vậy, việc tạm giam bị can trong thời gian điều tra vụ án là một trong các biện pháp ngăn chặn.
Để thực hiện gia hạn tạm giam thì cơ quan điều tra cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị gia hạn như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giam như sau:
Gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra
1. Trong giai đoạn điều tra, trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn 10 ngày, Cơ quan điều tra phải có văn bản nêu rõ căn cứ, lý do và đề nghị Viện kiểm sát gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.
2. Khi đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ mọi biện pháp ngăn chặn đã được phê chuẩn, nêu rõ lý do, kèm theo các chứng cứ, tài liệu chứng minh căn cứ đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn gồm:
a) Văn bản đề nghị của Cơ quan điều tra nêu rõ căn cứ, lý do đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn;
b) Chứng cứ, tài liệu là căn cứ để Cơ quan điều tra đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.
Từ quy định trên, cơ quan điều tra khi muốn gia hạn tạm giam đối với bị can để điều tra thêm thì cần chuẩn bị một số giấy tờ sau cho hồ sơ đề nghị:
- Văn bản đề nghị của Cơ quan điều tra nêu rõ căn cứ, lý do đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn;
- Chứng cứ, tài liệu là căn cứ để Cơ quan điều tra đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tạm giam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?