Để xác định mức độ miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thì dựa trên những nguyên tắc nào?
- Để xác định mức độ miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thì dựa trên những nguyên tắc nào?
- Ai có thẩm quyền ban hành quy định cụ thể về thành phần hồ sơ khách hàng đề nghị bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?
- Khi nhận được đầy đủ hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng hợp lệ thì bên bảo lãnh phải hoàn thành xem xét việc bảo lãnh chậm nhất bao nhiêu ngày?
Để xác định mức độ miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thì dựa trên những nguyên tắc nào?
Những nguyên tắc để xác định mức độ miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định tại Điều 20 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Chi phí hoạt động bảo lãnh tín dụng
...
3. Việc miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định tại Quy chế quy định cụ thể về các trường hợp, lĩnh vực được miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng. Nguyên tắc để xác định mức độ miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng bao gồm:
a) Thuộc lĩnh vực được miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên của địa phương;
b) Phù hợp với khả năng tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
c) Thẩm quyền phê duyệt đối với từng trường hợp cụ thể là Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì những nguyên tắc để xác định mức độ miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bảo gồm:
- Thuộc lĩnh vực được miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên của địa phương;
- Phù hợp với khả năng tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
- Thẩm quyền phê duyệt đối với từng trường hợp cụ thể là Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ.
Để xác định mức độ miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thì dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ internet)
Ai có thẩm quyền ban hành quy định cụ thể về thành phần hồ sơ khách hàng đề nghị bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Người có thẩm quyền ban hành quy định cụ thể về thành phần hồ sơ khách hàng đề nghị bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định tại Điều 21 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh tín dụng
1. Giấy đề nghị bảo lãnh tín dụng của bên được bảo lãnh.
2. Các văn bản, tài liệu chứng minh bên được bảo lãnh có đủ các điều kiện được bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này và các tài liệu khác có liên quan theo quy định của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh trực tiếp tại Quỹ bảo lãnh tín dụng trên cùng địa bàn (nơi doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh và có trụ sở trên địa bàn) hoặc qua bưu điện.
4. Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng trình Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng ban hành quy định cụ thể về thành phần hồ sơ khách hàng đề nghị bảo lãnh tín dụng quy định tại Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người có thẩm quyền ban hành quy định cụ thể về thành phần hồ sơ khách hàng đề nghị bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là Chủ tịch Quỹ Bảo lãnh tín dụng.
Khi nhận được đầy đủ hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng hợp lệ thì bên bảo lãnh phải hoàn thành xem xét việc bảo lãnh chậm nhất bao nhiêu ngày?
Khi nhận được đầy đủ hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng hợp lệ thì bên bảo lãnh phải hoàn thành xem xét việc bảo lãnh được quy định tại Điều 22 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Thẩm định hồ sơ và quyết định cấp bảo lãnh tín dụng
1. Bên bảo lãnh có trách nhiệm thẩm định tính đầy đủ của các hồ sơ, tài liệu do bên được bảo lãnh gửi đến; thực hiện thẩm định tính hiệu quả, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và các điều kiện bảo lãnh khác theo quy định tại Nghị định này.
2. Bên bảo lãnh có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy trình thẩm định tính hiệu quả, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của bên được bảo lãnh theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức liên quan trong quá trình thẩm định và quyết định cấp bảo lãnh tín dụng.
3. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng hợp lệ, bên bảo lãnh phải hoàn thành xem xét việc bảo lãnh tín dụng cho bên được bảo lãnh. Quyết định bảo lãnh tín dụng cho bên được bảo lãnh được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức hợp đồng bảo lãnh tín dụng giữa bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Trường hợp từ chối không cấp bảo lãnh tín dụng, bên bảo lãnh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không chấp thuận cho bên được bảo lãnh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi nhận được đầy đủ hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng hợp lệ thì bên bảo lãnh phải hoàn thành xem xét việc bảo lãnh chậm nhất là 30 ngày.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo lãnh tín dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?