Đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam được hiểu như thế nào? Nghĩa vụ khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam là gì?
Đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam được hiểu như thế nào?
Đi qua không gây hại (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về việc đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhằm một trong các mục đích sau:
- Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy Việt Nam, không neo đậu lại trong một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam;
- Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy Việt Nam hay đậu lại hoặc rời khỏi một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam.
Tàu thuyền nước ngoài khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân thủ theo nguyên tắc gì?
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 23 Luật Biển Việt Nam 2012 thì việc tàu thuyền nước ngoài khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- Việc đi qua lãnh hải phải thực hiện liên tục và nhanh chóng, trừ khi gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích phải cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn.
- Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển
- Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây:
+ Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;
+ Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc;
+ Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;
+ Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
+ Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
+ Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền;
+ Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền;
+ Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;
+ Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển;
+ Đánh bắt hải sản trái phép;
+ Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;
+ Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam;
+ Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
Nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 24 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam như sau:
Nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi qua không gây hại
1. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về nội dung sau đây:
a) An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông;
b) Bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải, thiết bị hay công trình khác;
c) Bảo vệ đường dây cáp và ống dẫn;
d) Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;
đ) Hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng hải sản;
e) Gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển;
g) Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;
h) Hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh.
2. Thuyền trưởng tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hoặc nguy hiểm, khi đi trong lãnh hải Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
a) Mang đầy đủ tài liệu kỹ thuật liên quan tới tàu thuyền và hàng hóa trên tàu, tài liệu về bảo hiểm dân sự bắt buộc;
b) Sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam mọi tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu thuyền cũng như của hàng hóa trên tàu thuyền;
c) Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên áp dụng đối với các loại tàu thuyền này;
d) Tuân thủ quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt, kể cả cấm không được đi qua lãnh hải Việt Nam hoặc buộc phải rời ngay khỏi lãnh hải Việt Nam trong trường hợp có dấu hiệu hoặc bằng chứng rõ ràng về khả năng gây rò rỉ hoặc làm ô nhiễm môi trường.
Theo đó trong trường hợp được đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam thì ổ chức, cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam theo các nội dung nêu trên.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lãnh hải Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?