Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải được thực hiện như thế nào? Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền?
Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 23 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:
Theo đó, việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển.
Ngoài ra, việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam sẽ bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây:
- Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;
- Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc;
- Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;
- Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
-Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền;
- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền;
- Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;
- Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển;
- Đánh bắt hải sản trái phép;
- Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;
- Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam;
- Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
Việc đi qua không gây hại trong lãnh hi được thực hiện như thế nào? Tàu thuyền của tất cả các quốc gia có được hưởng quyền? (Hình từ Internet)
Tàu thuyền của tất cả các quốc gia có được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:
Chế độ pháp lý của lãnh hải
1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
...
Theo đó, tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam.
Ngoài ra, đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam tổ chức cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:
Nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi qua không gây hại
1. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về nội dung sau đây:
a) An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông;
b) Bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải, thiết bị hay công trình khác;
c) Bảo vệ đường dây cáp và ống dẫn;
d) Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;
đ) Hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng hải sản;
e) Gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển;
g) Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;
h) Hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh.
2. Thuyền trưởng tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hoặc nguy hiểm, khi đi trong lãnh hải Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
a) Mang đầy đủ tài liệu kỹ thuật liên quan tới tàu thuyền và hàng hóa trên tàu, tài liệu về bảo hiểm dân sự bắt buộc;
b) Sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam mọi tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu thuyền cũng như của hàng hóa trên tàu thuyền;
c) Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên áp dụng đối với các loại tàu thuyền này;
...
Theo đó, khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về nội dung sau đây:
- An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông;
- Bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải, thiết bị hay công trình khác;
- Bảo vệ đường dây cáp và ống dẫn;
- Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;
- Hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng hải sản;
- Gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển;
- Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;
- Hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lãnh hải Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?