Di sản thừa kế dùng để tặng cho quỹ từ thiện thì cần phải có giấy tờ chứng minh nào? Cá nhân có thể tặng một phần di sản thừa kể của mình cho quỹ từ thiện hay không?
Cá nhân có thể tặng một phần di sản thừa kế của mình cho quỹ từ thiện hay không?
Căn cứ Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của của người lập di chúc như sau:
"Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản."
Theo quy định trên thì cá nhân có quyền dùng một phần tài sản của mình để di tặng.
Căn cứ Điều 646 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc di tặng được quy định như sau:
"Điều 646. Di tặng
1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này."
Như vậy, người lập di chúc có quyền để một phần di sảng của mình để tặng cho người khác, để người đó dùng một phần tài sản của mình đóng góp vào quỹ từ thiện.
Việc di tặng không cần phải lập thành văn bản riêng mà chi cần ghi rõ trong di chúc.
Di sản thừa kế dùng để tặng cho quỹ từ thiện thì cần phải có giấy tờ chứng minh nào? Cá nhân có thể tặng một phần di sản thừa kể của mình cho quỹ từ thiện hay không?
Di sản thừa kế dùng để tặng cho quỹ từ thiện thì cần phải có giấy tờ chứng minh nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về việc thành lập quỹ theo di chúc hoặc hiến, tặng tài sản như sau:
"Điều 13. Thành lập quỹ theo di chúc hoặc hiến, tặng tài sản
1. Công dân, tổ chức Việt Nam được thừa kế theo di chúc hoặc được người hiến, tặng tài sản thành lập quỹ thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này và lập hồ sơ thành lập quỹ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này. Trường hợp tài sản thành lập quỹ được thừa kế theo di chúc hoặc hiến, tặng đã đủ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này thì không phải bổ sung thêm sáng lập viên. Trường hợp tài sản thành lập quỹ được thừa kế theo di chúc hoặc hiến, tặng chưa đủ theo quy định thì phải bổ sung thêm sáng lập viên và tài sản đóng góp cho đủ theo quy định.
2. Quỹ được thành lập theo di chúc hoặc hiến, tặng phải có bản sao di chúc, văn bản hiến, tặng có chứng thực theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ được thành lập theo hợp đồng ủy quyền của tổ chức, cá nhân phải có hợp đồng ủy quyền có công chứng theo quy định của pháp luật."
Theo đó, đối với trường hợp di sản thừa kế được dùng để tặng cho quỹ từ thiện thì cần phải có văn bản tặng cho có chứng thực theo quy định của pháp luật.
Trước đây ở quy định cũ tại Điều 11 Nghị định 30/2012/NĐ-CP chỉ quy định về việc dùng di sản thừa kế để thành lập quỹ từ thiện mà không có quy định về việc hiến hay tặng di sản cho quỹ từ thiện.
Tài sản đóng góp vào quỹ từ thiện có thể là những loại tài sản nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về tài sản đóng góp thành lập quỹ từ thiện bao như sau:
"Điều 14. Tài sản đóng góp thành lập quỹ
1. Tài sản đóng góp thành lập quỹ gồm:
a) Tiền đồng Việt Nam;
b) Tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (bao gồm: Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác) của công dân, tổ chức Việt Nam là sáng lập viên, của cá nhân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ;
c) Trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác không bao gồm tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản."
Theo đó, tài sản đóng góp vào quỹ từ thiện có thể là tiền đồng Việt Nam hoặc tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (bao gồm: Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác
Trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác không bao gồm tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di sản thừa kế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?